Dù rất bắt miệng nhưng tóp mỡ có phù hợp để ăn thường xuyên? Tóp mỡ bao nhiêu calo, đây có phải là nguyên nhân gây tăng cân?
Chế biến và sử dụng tóp mỡ trong đời sống hàng ngày được nhiều chị em nội trợ yêu thích. Không phải chỉ vì hương vị béo ngậy, giòn tan hấp dẫn mà tóp mỡ còn có thể ứng dụng tăng thêm độ hoàn thiện cho nhiều món ăn khác.
Tóp mỡ cũng có thể gọi là món truyền thống của người Việt. Từ rất lâu rồi, các bà các mẹ đã làm tóp mỡ như một cách lưu trữ thực phẩm dài ngày, hoặc chỉ cần thêm ít gia vị là đã trở thành món ăn vặt của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, ngay từ trong tên gọi, tóp mỡ đã mang lại cảm giác e ngại vì lượng chất béo và nguy cơ gây tăng cân. Liệu tóp mỡ có thực sự là món ăn “hại nhiều hơn lợi”, lượng calo trong tóp mỡ là bao nhiêu và cần ăn như thế nào cho hợp lý?
Tóp mỡ được chế biến như thế nào?
Tóp mỡ là món ăn được làm từ thịt mỡ, đa phần là thịt heo. Thịt mỡ đem cắt thành miếng nhỏ rồi chiên lên, mục đích để phần mỡ được làm nóng và ra hết, phần còn lại gọi là “tóp”, có màu vàng, giòn rụm, mùi thơm hấp dẫn.
Phần mỡ được chiết ra có thể dùng cho các món kho, xào, chiên,… (phần mỡ này cũng có vị thơm hơn so với dầu ăn thông thường). Còn riêng tóp mỡ, có thể nấu chung cùng các món khác để tăng hương vị hoặc chế biến ăn liền như một món ăn vặt.
Khi làm tóp mỡ, đa phần sử dụng phần mỡ ở gáy ở vai, hạn chế dùng phần mỡ sa. Tóp mỡ có 1 phần da thì sau khi làm sẽ đạt tới độ thơm giòn tốt hơn.
Tóp mỡ bao nhiêu calo?
Nguyên liệu chính là thịt mỡ nên chắc chắn, lượng calo có trong tóp mỡ không hề thấp. Mỡ lợn bao nhiêu calo? Trong 100g mỡ heo bình thường đã có đến 841 calo.
Vậy 100g tóp mỡ bao nhiêu calo? Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng thì cứ 100g tóp mỡ sẽ cung cấp hơn 850 calo. Lượng calo này gấp đôi so với lượng calo cần cho mỗi bữa ăn chính.
Trong tóp mỡ có đến 70% là hàm lượng protein, còn lại là chất béo, rất ít vitamin, chất xơ và khoáng chất. Đặc biệt, phần lớn lại là axit palmitic và axit stearic, đều là chất béo xấu, dễ chuyển thành mỡ khi đưa vào cơ thể.
Tuy nhiên, tóp mỡ vẫn có mặt lợi đối với sức khỏe. Trước hết, tóp mỡ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào. Thứ hai, tóp mỡ vẫn có hàm lượng vitamin D lớn, hỗ trợ quá trình xây dựng cơ bắp, hấp thụ canxi. Thứ ba, tóp mỡ cũng giúp giảm các bệnh tim mạch nếu dùng đúng lượng chất béo bão hòa trong nó.
Tóp mỡ có thể làm từ các loại thịt mỡ khác không? Nhiều câu hỏi đặt ra rằng tóp mỡ làm từ thịt heo có calo cao như vậy thì nếu đổi loại thịt mỡ, liệu lượng calo có thấp hơn?
Thịt mỡ heo được chọn làm tóp mỡ vì những đặc tính của loại thịt này là ít tanh, có phần da dày và nhiều khu vực mỡ phù hợp. Nếu sử dụng mỡ từ các loài động vật khác thì lượng calo cũng không thấp hơn là bao nhiêu, trong khi lại khó ra được thành phẩm ưng ý.
Ví dụ, mỡ cá bao nhiêu calo? Mặc dù thấp hơn mỡ lợn nhưng 100g mỡ cá cũng chứa đến 782 calo. Hoặc, cá basa bao nhiêu calo, khi tính chung thì chỉ 158 calo/100g nhưng nếu xét riêng phần mỡ thì con số lại cao gấp nhiều lần.
Vì vậy, về bản chất thì lượng calo trong tóp mỡ luôn luôn cao thì phần mỡ là phần chứa calo nhiều nhất trong bất kỳ loại thịt nào.
Ăn tóp mỡ bao nhiêu là hợp lý?
Không chỉ là nguyên nhân gây tăng cân, ăn nhiều tóp mỡ cũng gây ra nguy cơ mắc bệnh cho cơ thể. Chính vì vậy, dù ngon đến đâu thì tóp mỡ vẫn là món ăn cần được giới hạn.
Chất béo bão hòa có trong tóp mỡ, khi xét trên cùng lượng tiêu thụ với các thực phẩm như đạm, tinh bột thì luôn có khả năng gây tăng cân nhiều hơn.
- Nếu ăn liên tục với lượng lớn mỗi lần, theo con số tóp mỡ bao nhiêu calo thì rõ ràng, bạn đang nạp vào cơ thể nguồn chất béo cực khủng, phá vỡ mọi cân bằng, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, giảm hiệu quả trao đổi chất.
- Mỡ thường sẽ tích tụ ở các vùng như đùi, lưng, bụng và mặt.
Bên cạnh đó, tóp mỡ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ổn định huyết áp, xơ vữa động mạch, dư thừa cholesterol, các bệnh về thận, tim mạch, xương khớp,… Đây cũng là hệ quả chung đối với việc ăn mỡ động vật quá nhiều.
Vậy tần suất ăn như thế nào là hợp lý? Với tóp mỡ, bạn chỉ nên ăn 1 lần/tuần hoặc vài tuần 1 lần. Lượng tiêu thụ mỗi lần không quá 100g.
Cách đơn giản để kiểm soát việc ăn tóp mỡ chính là không nên ăn chúng “đơn độc”. Kết hợp tóp mỡ với các món ăn/cách chế biến khác sẽ giảm bớt lượng tiêu thụ, nếu chỉ ăn mình tóp mỡ, bạn rất dễ tiêu thụ theo quán tính, ăn không chừng mực.
Ví dụ: dưa chua xào tóp mỡ, cá kho tóp mỡ, tóp mỡ trộn rau sống, tóp mỡ trộn gỏi,…
Lưu ý:
- Tóp mỡ phải chế biến thật chín, đúng chuẩn, khi mỡ được ra hết và phần còn lại phải ráo, giòn.
- Không nấu tóp mỡ ở nhiệt độ cao trong thời gian lâu vì dễ tạo ra chất gây hại, đánh mất thành phần dinh dưỡng vốn có.
- Những người đã có bệnh về huyết áp, tim mạch, béo phì, thừa cân,… thì tuyệt đối tránh xa tóp mỡ.
- Cân bằng các loại thực phẩm nạp vào cơ thể, xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh.
- Tóp mỡ sau khi làm nên bảo quản trong hũ thủy tinh kín, phía dưới có lót giấy thấm dầu. Tuy nhiên, không nên để tóp mỡ quá lâu, các chất dễ có sự chuyển hóa.
Một số câu hỏi thường gặp về ăn và chế biến tóp mỡ
- Khi ăn tóp mỡ cùng rau củ, có thể ăn với số lượng nhiều hơn?
Không hoàn toàn như vậy. Việc ăn tóp mỡ của các loại củ quả, rau xanh, mục đích là đa dạng lượng thực phẩm lành mạnh nạp vào cơ thể, tạo cảm giác no nhanh hơn, từ đó hạn chế tiêu thụ tóp mỡ.
- Làm sao để khử mùi hôi của thịt khi làm tóp mỡ?
Để tóp mỡ thơm, giòn và an toàn cho người sử dụng, thịt khi mua về cần được xử lý thật kỹ. Cách đơn giản nhất là rửa chúng bằng muối và rượu trắng để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi.
- Làm tóp mỡ bằng nồi chiên không dầu có ngon không?
Phương pháp làm tóp mỡ truyền thống có vẻ như khá nhiều bước và nguy hiểm vì mỡ có thể bắn lên người trong lúc thao tác. Vì vậy, nhiều người chuyển sang sử dụng nồi chiên không dầu, cách này an toàn và vẫn đảm bảo mùi vị của tóp mỡ.
Bạn chiên tóp mỡ thành 02 lần, tương ứng 15 phút cho lần 1 và 20 phút cho lần 2, với cùng nhiệt độ 180 độ.
Tóp mỡ bao nhiêu calo thực sự là con số đáng để cân nhắc. Quả thực không nên ăn quá nhiều đối với món ăn này, ngay cả ở lượng tiêu thụ thấp cũng nên kiểm soát và kết hợp linh hoạt với rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin khác,… Hi vọng bạn sẽ biết cách sử dụng hợp lý món tóp mỡ siêu “cuốn” này!
Tham khảo bài viết >>>Muối bao nhiêu calo? Nên ăn muối như nào đảm bảo sức khỏe