Giá trị của chứng chỉ bằng cấp trong hệ thống giáo dục là một loại giấy chứng nhận trình độ học vấn hoặc năng lực hành nghề của người sở hữu nó. Để đánh giá đúng thực chất về trình độ học vấn hoặc năng lực hành nghề đối với mọi loại bằng cấp thì cần có sự đồng thuận về nhận thức trong toàn hệ thống giáo dục về chuẩn đánh giá các loại bằng cấp này.
Chứng chỉ bằng cấp là gì?
Chứng chỉ bằng cấp là một loại giấy chứng nhận trình độ học vấn hoặc năng lực hành nghề của người sở hữu nó.
Để đánh giá đúng thực chất về trình độ học vấn hoặc năng lực hành nghề đối với mọi loại bằng cấp thì cần có sự đồng thuận về nhận thức trong toàn hệ thống giáo dục về chuẩn đánh giá các loại bằng cấp này.
Theo Luật Giáo dục năm 2019 thì văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật này.
Cũng căn cứ vào Điều 12 của Luật này thì chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.
Các loại văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân
Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.
Chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông
Người được sở hữu chứng chỉ này là người đã học xong các cấp phổ thông 1,2,3 và đã đạt chuẩn kiểm tra qua tất cả các kỳ thi cuối từng học kỳ của mỗi năm học trong từng cấp.
Chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông cấp 1 là điều kiện để người sở hữu giấy chứng nhận đương nhiên được chuyển lên học phổ thông cấp 2 mà không phải thi chuyển cấp, kể cả trường hợp chuyển trường, bởi nội dung đào tạo trong cả hệ thống giáo dục bậc phổ thông trong toàn quốc phải được chuẩn hóa.
Tương tự, khi kết thúc cấp 2, người sở hữu chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông cấp 2 đương nhiên được chuyển lên học phổ thông cấp 3.
Với giấy chứng nhận tốt nghiệp phổ thông cấp 2, người sở hữu nó đã có thể ghi tên vào học nghề tại một trường nghề nào đó mà người đó muốn.
Còn với giấy chứng nhận tốt nghiệp phổ thông cấp 3, người sở hữu nó đã có đủ kiến thức phổ thông để hội nhập sinh hoạt của cộng đồng xã hội.
Chứng chỉ Sơ cấp
Chứng chỉ sơ cấp nghề là một loại chứng chỉ được cấp sau khi học viên hoàn thành khóa đào tạo sơ cấp nghề. Sơ cấp nghề là một bậc đào tạo thấp nhất trong tất cả các hệ đào tạo phổ biến hiện nay. Học viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về lĩnh vực nghề nào đó bao gồm lý thuyết cơ bản và chủ yếu là thực hành, phục vụ công việc sau này.
Thường thường khi học sơ cấp nghề học viên có thể làm những công việc không đòi hỏi quá cao về mặt chuyên môn. Đồng thời, sau khi kết thúc khoá học thì có thể học liên thông lên trung cấp, cao đẳng để nâng cao chuyên môn, có cơ hội được làm việc tại những nơi tốt hơn.
Một số ngành nghề được đào tạo tại chương trình sơ cấp nghề như sau: hàn xì, điện dân dụng, hệ thống ống nước, công trình nhà ở, sửa chữa phương tiện, công nghệ thông tin, kế toán, trang trí nội thất, vận chuyển, hành chính văn thư, nhà hàng khách sạn, v.v…
Chứng chỉ sơ cấp được cấp cho những ai đã kết thúc chương trình học và đạt được yêu cầu ở Bậc 1, Bậc 2 hoặc Bậc 3. Nó tương ứng với bậc học mà họ đã hoàn thành.
Bằng Trung cấp
Người học cần phải kết thúc chương trình đào tạo và đáp ứng yêu cầu ở Bậc 4 để được nhận.Bên cạnh đó, thời gian đào tạo hệ Trung cấp chỉ kéo dài tối đa 3 năm đối với những bạn khi tốt nghiệp cấp 2.
Vì thế, so với những bạn đồng trang lứa thì chọn lựa trung cấp bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn. Trước tiên là bạn được tiếp xúc với công việc từ sớm. Bạn có cơ hội rèn luyện tay nghề thành thạo và tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tế hơn. Đây cũng chính là cơ hội để bạn có thể dễ tìm được việc làm và nhanh chóng thăng tiến trong công việc hơn.
Bằng trung cấp nghề có dùng để thi đại học được không?
Trước đây, một số nguồn tin cho rằng nếu bạn không có bằng THPT mà chỉ có bằng trung cấp nghề thì không thi được đại học. Nhưng theo thông tin mới đây của Luật giáo dục những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề được phép thi đại học. Thời gian đào tạo đại học tùy theo ngành nghề của người học lựa chọn. Vì thế các học viên tốt nghiệp trung cấp nghề hoàn toàn có đủ điều kiện để thi vào các trường Đại học.
Bằng Cao Đẳng
Associate degree hay còn gọi là “bằng cử nhân cao đẳng” trong tiếng Việt, là một loại bằng cấp trung cấp giữa trình độ trung học và đại học. Nó đào tạo những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc làm trong một số ngành nghề như công nghệ, kỹ thuật, y tế, thương mại và nhiều lĩnh vực khác.
Thời gian đào tạo của Bằng Cao Đẳng thường từ 2 đến 3 năm, tùy thuộc vào ngành học. Bằng Cao đẳng được công nhận là một loại bằng cấp chính quy và có giá trị pháp lý như các loại bằng cấp khác. Sinh viên có bằng cử nhân cao đẳng có thể tiếp tục học lên trình độ đại học nếu muốn phát triển nghề nghiệp và mở rộng kiến thức.
Có 2 bằng cấp Cao Đẳng
Hiện nay, chương trình Cao Đẳng đang được triển khai theo 2 hình thức đào tạo khác nhau:
+Cao đẳng chính quy
+Cao đẳng nghề
Để theo học bậc cao đẳng, ứng viên bắt buộc phải có giấy chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông cấp 3 hoặc đã tốt nghiệp Trung cấp kỹ thuật
Người có bằng Cao đẳng kỹ thuật ngoài việc nắm vững kiến thức nghề nghiệp một cách cơ bản, hiểu tận gốc vấn đề, làm chủ kỹ năng tay nghề mà còn trả lời được câu hỏi “tại sao lại như vậy” đối với những hiện tượng nảy sinh trong quá trình sản xuất.
Bằng cử nhân
Bằng cử nhân hay còn được gọi là Bachelor’s degree trong tiếng Anh là một trong những loại bằng cấp trong hệ thống giáo dục đại học của các quốc gia phương Tây. Thời gian đào tạo để đạt được bằng cử nhân tùy thuộc vào từng quốc gia và chuyên ngành đào tạo.
Cử nhân được dùng để chỉ danh tính của một loại bằng cấp của những người tốt nghiệp đại học của một số ngành. Ví dụ, cử nhân kinh tế, cử nhân văn chương, cử nhân luật, cử nhân toán, lý, hóa, sinh.
Tại Việt Nam, bằng cử nhân sẽ được cấp cho sinh viên sau khi họ tốt nghiệp chương trình đại học trong các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, luật, y dược, giáo dục, ngoại ngữ, nghệ thuật, thể thao, công nghệ thông tin và nhiều lĩnh vực khác. Thời gian đào tạo để đạt được bằng cử nhân thường kéo dài từ 3 đến 5 năm, phụ thuộc vào từng ngành học và trường đại học.
Có 2 loại bằng Cử Nhân: Bằng cấp Bachelor of Art (BA) và Bachelor of Science (B.S) đều là hai loại bằng cấp đại học phổ biến ở các trường đại học ở nước ngoài, tuy nhiên, hai loại bằng này có những điểm khác nhau về chương trình học, môn học và yêu cầu tín chỉ.
Bằng thạc sĩ
Có người cho rằng, ở bậc học này chỉ cần cập nhật những kiến thức mới và xu thế phát triển của ngành. Có người lại phát biểu trên mạng truyền thông là cần tham gia nghiên cứu khoa học để liên thông với bằng Tiến sĩ.
Xem thêm : >> Bằng trung cấp nghề có tương đương với bằng THPT
Tổng hợp