Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2021, số lượng đăng ký nguyện vọng của thí sinh 2003 lên tới 336.001 nguyện vọng ngành máy tính và CNTT. Đây được xem là một khởi đầu tốt cho thị trường nhân lực IT khi Gen Z - thế hệ những người bản số đầu tiên đang ngày càng chú trọng vào CNTT - bộ mặt của kỷ nguyên số 4.0. Tuy vậy, liệu trong số hàng trăm thí sinh đăng ký ngành học này, có bao nhiêu % thực sự hiểu rõ về ngành CNTT.
Ngành công nghệ thông tin là gì?
CNTT hay còn gọi là Information Technology là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Một cách dễ hiểu hơn, Công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.
CNTT hay còn gọi là Information Technology là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính
Với nhiều người, khi nhắc đến IT, họ sẽ nghĩ ngay tới những người hỗ trợ các vấn đề về kỹ thuật hay máy tính. Cách hiểu này không sai, nhưng không được toàn diện và thường đánh giá thấp phạm vi hoạt động của lĩnh vực này.
Trên thực tế, cũng như các ngành học khác, CNTT cực kỳ rộng lớn và bao gồm nhiều khía cạnh. Trong đó bao gồm 3 trụ cột chính như sau:
Quản trị CNTT: Điều này đề cập đến sự kết hợp của các chính sách và quy trình đảm bảo hệ thống CNTT được vận hành hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của tổ chức.
Hoạt động CNTT: Đây là danh mục lưu trữ cho công việc hàng ngày của một bộ phận CNTT. Điều này bao gồm việc cung cấp các nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì mạng, kiểm tra bảo mật và quản lý thiết bị.
Phần cứng và cơ sở hạ tầng: Lĩnh vực này đề cập đến tất cả các thành phần vật lý của cơ sở hạ tầng CNTT. Trụ cột của CNTT này bao gồm việc thiết lập và bảo trì các thiết bị như bộ định tuyến, máy chủ, hệ thống điện thoại và các thiết bị riêng lẻ như máy tính xách tay.
Làm gì sau khi học ngành CNTT
Trọng tâm của ngành học là những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các loại công việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức nền tảng (Core) về ngành Công nghệ thông tin trước khi tiếp cận học sâu hơn về chuyên ngành (Major). Các kiến thức nền tảng có thể kể đến ví dụ như: Phát triển web, Giải quyết vấn đề bằng ICT, các Ngôn ngữ lập trình, Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu, Hệ thống mạng, Cloud, Hệ thống thông tin doanh nghiệp. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được học thêm về quản trị dự án Công nghệ thông tin và các vấn đề trong Công nghệ thông tin.
Liên quan tới các ngành học, sinh viên có thể lựa chọn học rất nhiều các ngành khác nhau. Một số ngành hoặc chuyên ngành có thể kể đến như:
1. Công nghệ phần mềm:
Ngành học Công nghệ phần mềm cung cấp cho sinh viên nền tảng toàn diện về phát triển các phần mềm ứng dụng để xử lý thông tin hoặc điều khiển các thiết bị. Cụ thể, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về lập trình theo một số ngôn ngữ như PHP, Java, Ruby…Sinh viên cũng được học để sử dụng phần mềm điều kiển các hệ thống thiết bị, đặc biệt là thiêt bị Mobil, IoT, Robotic. Sinh viên cũng được học các nội dung về quản lý và phân tích dữ liệu lớn (bigdata), ứng dụng trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng.
Các ngành học trong ngành CNTT
2. Chuyên ngành Quản trị hệ thống:
Ngành học Quản trị hệ thống cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về quan trị hệ thống thông tin trong các tổ chức. Sinh viên sẽ được học cách quản lý nhu cầu về Công nghệ thông tin trong tổ chức, hệ thống máy tính, phát triển websites, quản trị hệ thống mạng và các thiết bị mạng, hệ thống máy chủ, an toàn thông tin. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ đủ khả năng tạo nghiên cứu, phân tích nhu cầu và đưa ra các giải pháp cơ sở hạ tầng chính xác và phù hợp.
3. Chuyên ngành IoT:
Chuyên ngành sẽ dạy sinh viên cách lập trình và làm việc với nhiều thiết bị IoT khác nhau. Đồng thời sinh viên cũng sẽ được cung cấp những kiến thức rõ ràng về cách công nghệ mới đang định hình tương lai của việc kết nối. Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ trở nên tự tin và sẵn sàng làm việc trong lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh này.
4. Chuyên ngành Phân tích dữ liệu
Trọng tâm chính của chuyên ngành Phân tích dữ liệu là khả năng sử dụng công nghệ và phát triển các ứng dụng hỗ trợ cho việc phân tích và xử lý dữ liệu trong các tổ chức. Chuyên ngành Phân tích dữ liệu sẽ hướng dẫn cho sinh viên cách thu thập các loại dữ liệu khác nhau. Đồng thời sinh viên sẽ được học cách sử dụng các công cụ mới nhất để lưu trữ, xử lý, trích xuất và trực quan hóa dữ liệu.
5. Chuyên ngành Khoa học Máy tính
Khi theo học chuyên ngành Khoa học Máy tính, sinh viên sẽ học cách kết hợp chặt chẽ giữa các kỹ năng Công nghệ thông tin truyền thống và tư duy thiết kế hiện đại. Từ đó, có thể thiết kế, phân tích và triển khai các hệ thống phần mềm trong các tổ chức lớn. Sinh viên cũng sẽ được đi sâu vào các chủ đề phức tạp như thuật toán, hệ thống máy tính, an ninh mạng.
6. Chuyên ngành Phát triển Game
Chuyên ngành sẽ xây dựng kỹ năng và kiến thức cho sinh viên trong việc thiết kế và lập trình trò chơi máy tính. Đồng thời sinh viên sẽ hiểu rõ cách áp dụng công nghệ đa phương tiện và internet cho việc phát triển trò chơi. Khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ hiểu cách phát triển trò chơi máy tính cũng như các ứng dụng.
Xu hướng việc làm của ngành Công nghệ thông tin
Trong quá chuyển đổi số, các tại Việt Nam và các nước phát triển đang cần một lực lượng khổng lồ nhân lực ngành CNTT. Việc làm về ngành CNTT không chỉ tại Việt Nam mà ngày càng đang hướng ra phục vụ toàn cầu. Hiện nay, khoảng 60% thị trường CNTT tại Việt Nam là phục vụ cho nhu cầu của thị trường toàn cầu.
Học ngành CNTT, bạn nên định vị bản thân không chỉ làm cho thị trường trong nước và có thể làm việc toàn cầu. Thế giới phẳng nên bạn có thể ngồi tại Việt Nam và làm việc toàn cầu với thu nhập cao.
Tuy nhiên, để có thể là việc toàn cầu, bạn cầu đào tạo khả năng sử dụng tiếng Anh và các kỹ năng của công dân toàn cầu và các kiến thức, kỹ năng tiệm cận với trình độ nhân lực ngành CNTT trên thế giới. Các chuyên ngành CNTT liên quan tới Bigdata, Data Science, AI, Cloud, Cybersecurity, IoT đang có nhu cầu không hạn chế để làm việc cho các tập đoàn trên thế giới.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc tại các vị trí như:
- Trở thành lập trình viên phần mềm, kỹ sư phát triển phần mềm;
- Kiến trúc sư phần mềm - Kỹ sư kiểm thử (test) phần mềm;
- Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,…);
- Các chuyên viên quản trị hệ thống mạng, an toàn thông tin;
- Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin.
Nên “Chọn mặt gửi vàng” - học CNTT ở đâu?
Với nhu cầu tuyển dụng lớn từ thị trường, phần lớn sinh viên chuyên ngành CNTT tốt nghiệp hàng năm vẫn chưa đáp ứng đủ với nhu cầu tuyển dụng từ các doanh nghiệp, cả về số lượng và chất lượng, nhiều trường dạy CNTT được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học tập với thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo chuyên môn và chất lượng đào tạo. Viện Công nghệ thông tin T3H là một trong số những địa chỉ đào tạo chuyên biệt ngành CNTT với thời gian đào tạo ngắn, linh động mà vẫn đảm bảo kiến thức chuyên môn cho học viên.
Nên chọn học CNTT ở đâu?
Thay vì phải học dàn trải kiến thức, học viên T3H chú trọng vào kiến nền tảng của ngành từ cơ bản đến chuyên sâu, chỉ 2.5 năm vừa học vừa thực hành và tiếp cận doanh nghiệp sớm ngay trên ghế nhà trường. Hoàn thành xong khóa học, sinh viên đã bỏ túi từ 1-1.5 năm kinh nghiệm, sẵn sàng ứng tuyển vào các doanh nghiệp hàng đầu với mức lương hấp dẫn.
Với phương châm “Đào tạo chuyên sâu - Trải nghiệm thực tế”, học viên T3H được trải nghiệm mô hình giáo dục tiên tiến, khép kín, có cơ hội tham gia thực tập tại các doanh nghiệp trong mạng lưới đối tác rộng khắp của Viện Công nghệ thông tin T3H và chủ động tiếp nhận kiến thức, thực hành theo các dự án thực tế ngay trong quá trình học..
Chương trình đào tạo được chắt lọc để phù hợp với thị trường và bối cảnh tại Việt Nam, để ngay khi ra trường, học viên có thể áp dụng kiến thức làm việc tại các doanh nghiệp là đối tác của nhà trường như: Ominext, Sotatek, Deha, Synergix,... Với chất lượng đào tạo và phương châm học tập hàng đầu, Viện Công nghệ thông tin T3H hứa hẹn là nơi ươm mầm tài năng công nghệ cho gen Z - thế hệ “người bản địa số” sẵn sàng bứt phá trong sự nghiệp tương lai.