Các dãy núi hùng vĩ có thể được tìm thấy trên mọi lục địa nhưng dãy núi dài nhất thế giới thực tế lại nằm ở đáy biển.
Dãy núi này có tên là Sống núi giữa đại dương (Mid-Ocean Ridge), kéo dài từ vùng bắc cực xuống vùng nam cực khoảng 65.000km, với vị trí ở giữa hai lục địa châu Mỹ và châu Phi. Hình dáng của dãy núi có dạng đồng nhất, giống như một đường may trên bề mặt của quả bóng chày, kéo dài từ Bắc Cực đến Nam Cực.
Các sống núi giữa đại dương xuất hiện dọc theo ranh giới mảng phân kỳ, nơi đáy đại dương mới được tạo ra khi các mảng kiến tạo của Trái đất tách ra. Khi các mảng tách ra, đá nóng chảy dâng lên đáy biển, tạo ra những vụ phun trào núi lửa khổng lồ của đá bazan. Tốc độ lan rộng ảnh hưởng đến hình dạng của sườn núi - tốc độ lan rộng chậm hơn dẫn đến địa hình dốc, không đều trong khi tốc độ lan rộng nhanh hơn tạo ra các mặt cắt rộng hơn nhiều và độ dốc thoải hơn. Kết quả là một dãy núi và thung lũng được hình thành dưới đáy biển. Trung bình, đỉnh của các dãy núi ngầm này nằm khoảng 2.500m (8.200 feet) dưới mặt biển. Bởi vì các tấm địa chất trên thế giới tiếp xúc với nhau, các dãy núi ngầm hình thành giữa chúng đều kết nối với nhau, tạo thành một chuỗi dãy núi ngầm liên tục giữa đại dương.
Mid-Ocean Ridge không chỉ là những cấu trúc địa chất thú vị; chúng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình động lực và hệ sinh thái của hành tinh chúng ta, thậm chí còn có tiềm năng khám phá tài nguyên trong tương lai.
Với tổng chiều dài liên tục khoảng 65.000km, Mid-Ocean Ridge dài gấp 8,5 lần dãy núi trên cạn dài nhất thế giới, dãy núi Andes với chiều dài 7.600km.
Reykjanes ở Iceland là phần nằm trên mực nước biển của Mid-Ocean Ridge ở Đại Tây Dương, được tạo thành từ các hoạt động phun trào núi lửa hơn 24 triệu năm trước dưới đáy biển.
Núi Reykjanes tự mở rộng diện tích mỗi năm một cách tự nhiên, với tốc độ trung bình là 2,5 cm. Dãy núi này không chỉ ảnh hưởng đến địa hình của Iceland mà còn liên quan đến hoạt động của núi lửa, góp phần tạo ra cấu trúc của hòn đảo này.
Mặc dù là một đặc điểm nổi bật trên hành tinh của chúng ta nhưng phần lớn hệ thống Mid-Ocean Ridge vẫn còn là một bí ẩn. Thậm chí người ta nói rằng, việc khám phá bề mặt của sao Hỏa dường như dễ dàng hơn so với việc khám phá Mid-Ocean Ridge.
Tổng hợp: IFL Science, Ocean Explorer, Wikipedia
>> Hố sụt 662m sâu nhất thế giới với thể tích lên tới 130 triệu m3, có cả báo gấm và kỳ nhông khổng lồ sống bên trong