Kỹ sư xây dựng là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch, chỉ đạo và giám sát các dự án xây dựng, bao gồm cả công trình công cộng và công trình tư nhân. Công việc của họ gắn liền với công trình, đi lại nhiều, thường xuyên phải làm ngoài trời. Nếu bạn có ý định ứng tuyển vị trí này thì hãy tìm hiểu chi tiết yêu cầu công việc để xem mình có phù hợp hay không nhé.
Việc làm kỹ sư xây dựng luôn có nhu cầu cao nhờ xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu bạn có kỹ năng, chuyên môn tốt thì sẽ không lo thiếu việc làm trong vai trò này. Dù vậy, để ứng tuyển thành công vào các công ty thì đầu tiên, bạn sẽ cần hiểu về nhiệm vụ và yêu cầu qua mô tả công việc, sau đó chuẩn bị CV xin việc Kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp nộp cho nhà tuyển dụng.
Công việc cụ thể của kỹ sư xây dựng là gì?
I. Mô tả công việc của Kỹ sư xây dựng
Kỹ sư xây dựng đóng rất nhiều vai trò khi chỉ đạo và đánh giá một dự án. Họ khảo sát khu vực thi công, đặc biệt chú ý đến các vấn đề về môi trường hoặc quy định có liên quan cần xem xét. Dưới đây là nhiệm vụ cụ thể của Kỹ sư xây dựng:
- Quản lý, thiết kế, chỉ đạo và giám sát dự án xây dựng một cách an toàn, kịp thời và bền vững.
- Tiến hành khảo sát công trình và phân tích dữ liệu (bản đồ, báo cáo, kiểm tra, bản vẽ...).
- Thực hiện các nghiên cứu nghiệp vụ và tính khả thi, vẽ bản thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, nguyên vật liệu và chi phí.
- Cung cấp tư vấn và giải quyết các vấn đề/thiếu sót phát sinh.
- Giám sát và hướng dẫn nhân viên, liên hệ với các bên liên quan.
- Giám sát tiến độ và lập báo cáo về tình hình dự án.
- Quản lý ngân sách và mua trang thiết bị/nguyên vật liệu.
- Tuân theo hướng dẫn và các quy định của ngành, bao gồm giấy phép, tiêu chuẩn an toàn... và cung cấp tài liệu kỹ thuật cũng như giấy tờ khác theo yêu cầu.
Trước khi công việc bắt đầu, họ cần lập báo cáo về tình hình khảo sát và bàn bạc với các bên tham gia vào quản lý dự án. Các bên này bao gồm hiệp hội môi trường, cơ quan chính phủ và các công ty xây dựng bên thứ ba. Kỹ sư xây dựng cần có hiểu biết sâu sắc về Bộ luật xây dựng và các quy định ảnh hưởng đến dự án. Hầu hết khi tuyển chỉ huy trưởng công trình hay kỹ sư xây dựng thì nhà tuyển dụng đều có công việc cụ thể cũng như đưa ra kỹ năng và yêu cầu để ứng viên hiểu rõ hơn bản chất công việc.
II. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Kỹ sư xây dựng
Một kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp phải có những kỹ năng và trình độ bằng cấp phù hợp. Để trở thành kỹ sư xây dựng, bạn phải đáp ứng các yêu cầu như:
- Có kinh nghiệm làm ở vị trí kỹ sư xây dựng.
- Sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế AutoCAD, Civil 3D hoặc tương tự.
- Kỹ năng quản lý và giám sát dự án.
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
- Bằng cử nhân chuyên ngành Kỹ sư xây dựng.
- Kỹ năng quản lý thời gian tốt.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề và làm việc nhóm hiệu quả.
III. Thu nhập của kỹ sư xây dựng
Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, thu nhập của kỹ sư xây dựng hay kỹ sư cầu đường có mức dao động lớn tùy theo kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, loại hình công ty và loại công trình. Mức thu nhập của sinh viên mới ra trường trong ngành xây dựng thường không cao, khoảng từ 5-7 triệu đồng/tháng. Với kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm từ 4-7 năm, mức lương dao động từ 7 đến 20 triệu đồng/tháng. Với kỹ sư xây dựng có ngoại ngữ tốt, làm việc cho các công ty nước ngoài với các dự án quy mô lớn, mức thu nhập có thể lên đến 30 - 40 triệu đồng/tháng. Ngoài công việc của kỹ sư xây dựng các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa những việc làm cụ thể khác như công việc kỹ sư cơ khí. Thực tế các bản mô tả công việc sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc đó cũng như hiểu rõ hơn những việc mình phải làm khi có nhu cầu ứng tuyển. Qua những thông tin này chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn cho quá trình lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của bản thân.
Không chỉ có kỹ sư xây dựng, nhân viên kỹ thuật xây dựng, kỹ sư cơ khí mà bạn cũng dễ dàng tìm hiểu thêm mô tả công việc kỹ sư điện. Những người kỹ sư họ sẽ đảm nhận những công việc gì và bạn có thật sự thích hợp với vị trí đó hay không. Nếu bạn đang có nhu cầu ứng tuyển việc làm thì không chỉ tìm hiểu công việc mà còn cần biết cách tạo Cv xin việc để gửi tới nhà tuyển dụng khi thật sự thấy mình phù hợp với vị trí đó nhé. Hãy thử sức để tạo cơ hội cho chính bản thân mình.