1. Ngành Kế toán là gì?
Ngành kế toán là ngành với công việc thu nhận, ghi chéo lại và xử lý cũng như cung cấp các thông tin thuộc tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức hay doanh nghiệp, hoặc có thể là của một cơ quan nhà nước, cơ sở kinh doanh tư nhân. Trong lĩnh vực quản lý kinh thế thì đây sẽ là bộ phận đóng vai trò quan trọng. Kế toán sẽ quản lý từ các phạm vi nhỏ như đơn vị, cơ quan và doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi lớn như toàn bộ nền kinh tế. Trong công ty kế toán sẽ làm những công việc như thu thập, xử lý và kiểm tra sản xuất của công ty từ đó phân tích các thông tin đó.
Vậy học kế toán thi khối nào, các bạn hãy tìm hiều ở các phần tiếp theo của bài viết nhé.
2. Học ngành Kế toán thi khối nào?
Tim được khối thi phù hợp sẽ giúp các em học sinh định hình dễ dàng hơn trong việc ôn luyện và tạo động lực để các em học sinh đạt được kết quả cao hơn. Dưới đây là một số thông tin về khối thi để các em học sinh tham khảo để giúp các em học sinh trả lời được câu hỏi học kế toán thi khối gì:
-
Khối A00
Gồm có 3 môn là Vật Lý, Hóa học, Toán, cả ba môn đều thuộc khối tự nhiên, thuộc khối thi phổ biến được các bạn thí sinh lựa chọn trong kì thi THPT Quốc gia. Vì không có ngoại ngữ trong số các môn thi, một số em học sinh sẽ lựa chọn khối học theo tiêu chí này.
-
Khối A01
Gồm 3 môn Toán, Vật lý và Anh văn, rất phù hợp cho các bạn học tốt môn tự nhiên và có thêm ngoại ngữ. Nếu muốn học ngành kế toán thì đây có thể sẽ là một tổ hợp môn phù hợp cho bạn. Với xu thế dùng ngoại ngữ đang dần phổ biến, đây sẽ là một khối thi được ưa chuộng hơn trong tương lai gần.
-
Khối C00
Đây là khối thi gồm 3 môn Lịch Sử, Địa Lý, Văn dành cho các bạn yêu thích các môn xã hội và viết lách. Đây là khối không đặt nặng tư duy sâu mà đòi hỏi trí nhớ tốt, một đặc điểm cũng rất cần thiết với ngành kế toán. Có rất nhiều trường xét tuyển ngành kế toán bằng khối học này.
-
Khối D01
Với 3 môn thi Toán, Văn, Anh, đây là khối thi có độ phổ biến cao, đây là ba môn học phổ biến nhất và độ cạnh tranh cũng có thể khá cao.
3. Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Kế toán
Hình thức xét tuyển trong tuyển sinh đại học đã mở ra rất nhiều cơ hội để các bạn học sinh tiếp tục việc học tập nâng cao trình độ của mình.
Có một số lựa chọn phổ biến trong tổ hợp môn xét tuyển như sau:
A00: Lý, Hóa, Toán
A01: Anh, Lý, Toán
A02: Lý, Văn, Toán
A10: Giáo dục công dân, Lý, Toán
B00: Sinh, Hóa, Toán
C01: Lý, Văn, Toán
C15: Giáo dục công dân, Toán, Ngữ Văn
D01: Anh, Văn, Toán
D03: Tiếng Pháp, Toán, Ngữ Văn
D07: Tiếng Anh, Hóa, Toán
D09: Tiếng Anh, Lịch Sử, Toán
D10: Tiếng Anh, Địa Lý, Toán
D11: Tiếng Anh, Vật Lý, Ngữ Văn
D90: Khoa học tự nhiên (KHTN), Toán, Ngoại ngữ: Tiếng Anh
4. Ngành Kế toán gồm những nghề nào?
4.1. Kế toán doanh nghiệp
-
Khái niệm: Là công việc đo lường, xử lý thông tin tài chính hoặc phi tài chính về các doanh nghiệp và tập đoàn.
-
Công việc của ngành này: Đây sẽ là công việc vô cùng quan trọng với các hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp với nhiệm vụ là thu thập, xử lý và kiểm tra sản xuất của công ty từ đó phân tích các thông tin đó. Thường sẽ có hai bộ phận chính là kế toán nội bộ hoặc thuế.
-
Nơi tuyển dụng chính: các doanh nghiệp, tập đoàn
-
Người làm kế toán doanh nghiệp cần có kĩ năng gì: Vì có rất nhiều lĩnh vực cần quan tâm ở một công ty, vậy nên người làm công việc này cần phân loại cũng như sắp xếp mọi thứ thật rõ ràng để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu hay tìm lại được dễ hơn.
4.1.1. Kế toán tài chính
-
Công việc của ngành: Công việc này ghi chép, tổng hợp số liệu và xây dựng báo cáo tài chính cho các đối tượng có nhu cầu chính là công việc mà vị trí này đảm nhiệm. Ngoài ra, nhân viên kế toán tài chính còn phải xử lý các thông tin về thực trạng và biến động vốn, tài sản, tiền tệ.
-
Những người làm ngành này cần có kĩ năng gì: Người làm kế toán tài chính phải chú ý đến các khoản nợ thu đối với các đối tượng phải thu đều phải hạch toán chi tiết từng khoản một và thường xuyên đôn đốc để thu hồi lại.
4.1.2. Kế toán quản trị
-
Công việc của ngành: Đây là lĩnh vực chuyên môn của kế toán để nắm bắt thực trạng tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho việc quản trị, thông tin này sẽ quan trọng trong quá trình vận hành doanh nghiệp để đánh giá việc kiểm soát của doanh nghiệp đó.
-
Những người làm ngành này cần có kĩ năng gì
Kỹ năng kinh doanh và chăm sóc khách hàng là cần thiết để thành công trong vị trí công việc này. Người làm ngành này cần có kĩ năng đối năng xử thế phù hợp, và khả năng giao tiếp tốt để có thể dễ dàng thực hiện công việc quản trị tài chính cho doanh nghiệp.
4.1.3. Kế toán tổng hợp
-
Công việc của ngành: Đây là người ghi chép phản ánh thống kê với đầy đủ các số liệu nhất để báo cáo theo các tiêu chí của doanh nghiệp. Đây là bộ phận chịu trách nghiệm về tổng hợp số liệu, rất quan trọng trong vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
-
Những người làm ngành này cần có kĩ năng gì
Công việc này cần kiến thức chuyên môn tổng hợp và rất cần sự cẩn thận, tỉ mỉ và chỉn chu trong công việc. Vì đặc thù của công việc là tổng hợp và ghi chép toàn bộ các thông tin tài chính của công ty nên cần phải có độ chính xác và bao quát cao, một sai sót nhỏ có thể làm ảnh hưởng hệ thống.
4.1.4. Kế toán trưởng
-
Công việc của ngành: Là người đứng đầu bộ phận kế toán của một đơn vị. Vị trí này là vị trí quản lý và đốc thúc các vị trí kế toán khác.
-
Những người làm ngành này cần có kĩ năng gì
Để đạt được đến vị trí này thì các nhân viên cần phải trải qua một quá trình cố gắng và đạt được thành quả để thăng chức. Ngoài kĩ năng chuyên môn tốt, và đã thực hiện công việc thành thạo, am hiểu các quy trình riêng của công ty thì ngoài ra cần phải có kĩ năng quản trị, ăn nói, đối nhân xử thế để điều hành các nhân viên kế toán khác.
4.1.5. Kế toán bán hàng
-
Công việc của ngành: Đây là vị trí đảm nhận công việc quản lý, ghi chép liên quan đến việc bán hàng của công ty như là ghi hóa đơn, sổ doanh thu, lập báo cáo, thuế,... Vị trí này rất cần thiết đối với các doanh nghiệp vì ghi chép bán hàng là mấu chốt của lợi nhuận.
-
Những người làm ngành này cần có kĩ năng gì: Kĩ năng hiểu cơ chế hoạt động buôn bán là rất cần thiết cho vị trí công việc này, đây cũng là vị trí công việc có triển vọng nghề nghiệp cao khi doanh nghiệp nào cũng cần có vị trí này nên mức độ cạnh tranh rất cao, cần phải học thêm các kiến thức về doanh nghiệp bán hàng hóa.
4.1.6. Kế toán kho
-
Công việc của ngành: Phụ trách việc kho hàng, kiểm soát tình hình nhập hàng, tồn kho là nhiệm vụ của công việc này sau đó trình bày tình hình của kho hàng lên các bộ phận trên.
-
Những người làm ngành này cần có kĩ năng gì: Cần phải hiểu các quy định riêng của bộ phận kho, ví dụ như các mẫu chứng từ không ghi đúng mẫu hoặc không chéo đúng quy định như thiếu chữ kí có thể sẽ không được chấp thuận.
4.1.7. Kế toán nội bộ
-
Công việc của ngành: Là xử lý số liệu phát sinh không hóa đơn và chứng từ, từ đó tính được rõ hơn lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh của công ty và quyết định được chiến lược phù hợp để phát triển bền lâu trong tương lai. Đây là công việc gắn bó trực tiếp đến tình hình kinh doanh nội bộ của công ty.
-
Những người làm ngành này cần có kĩ năng gì: Đây là công việc cần tính bảo mật cao, và có kĩ năng dự báo cũng như phân tích tiềm năng trong tương lai. Ngành này cần nắm bắt kết quả điều tra và có đề xuất hợp lý để đảm bảo doanh nghiệp luôn hoạt động đúng pháp luật.
4.1.8. Kế toán công nợ
-
Công việc của ngành: Là kế toán phụ trách các khoản nợ doanh nghiệp phải thu hoặc trả giúp doanh nghiệp tồn tại và hoạt động trơn tru.
-
Những người làm ngành này cần có kĩ năng gì?
-
Thành thạo xác nhận chứng từ thanh toán, hóa đơn bán hàng
-
Tỉ mỉ trong kiểm tra công nợ
-
Chuyển công nợ dịch vụ, hàng hóa bằng lập bút toán
-
Chăm sóc các khách hàng đặc biệt
4.1.9. Kế toán thuế
-
Công việc của ngành: Phụ trách các vấn đề khai báo thuế trong doanh nghiệp là nhiệm vụ của công việc này. Đây là nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhà nước giúp nhà nước quản lý doanh nghiệp.
-
Những người làm ngành này cần có kĩ năng gì: Với doanh nghiệp công việc của một kế toán thuế là vô cùng quan trọng. Kế toán còn luôn phải cập nhật những thông tư, nghị định mới để làm sao áp dụng đúng vào doanh nghiệp của mình, ngoài các công việc như hạch toán, kê khai chính xác.
4.2. Kế toán khu vực công
-
Khái niệm: Là kế toán làm ở khu vực công về các vấn đề ngân sách nhà nước. Phải báo cáo, phản ánh thường xuyên về các tiếp nhận, sử dụng, quyết toán các nguồn kinh phí.
-
Công việc của ngành này là gì: Đây là kế toán dành cho khu vực công, liên quan đến các vấn đề về ngân sách của Nhà nước để theo dõi, ghi nhận phản hồi, báo cáo tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán các nguồn kinh phí, thu chi của Nhà nước.
-
Nơi tuyển dụng chính: Các khu vực công dành cho người dân như trường học, bệnh viện công,...
-
Những ngành này cần kĩ năng gì: Người làm ngành này cần phải có kiến thức về các chính sách về sử dụng kinh phí của nhà nước, và có kĩ năng chuyên môn cao khi đây là kế toán sẽ phục vụ cho mục đích công của tất cả mọi người.
4.2.1. Kế toán các đơn vị hành chính công
-
Công việc của ngành này là gì: Là tổ chức số liệu hệ thống thông tin và kiểm soát kinh phí, sử dụng, chấp hành dự toán thu chi, thực hiện tiêu chuẩn, định mức đơn vị cho các đơn vị công cộng.
-
Những người làm ngành này cần có kĩ năng gì: Cần phải cẩn trọng, tỉ mỉ và chắc chắn vận hành đúng pháp luật vì nếu sai phạm sẽ ảnh hưởng đến nhiều người, hậu quả lớn.
4.2.2. Kế toán trường học, bệnh viện và các đơn vị sự nghiệp
-
Công việc chính của ngành: Là công việc tổng hợp các báo cáo và tình hình của các đơn vị này cùng toàn bộ các số liệu, thông tin tài chính khác.
-
Những người làm ngành này cần có kĩ năng gì:
-
Những công việc cần lưu ý khi làm kế toán tại trường học
-
Các thông tin phải theo quy định pháp luật.
-
Lưu trữ và xử lý các hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.
-
Phụ trách thống kê thông tin về hội động: thi đua khen thưởng, xét học bổng và các hoạt động của các tổ chức trong trường.
-
Làm theo yêu cầu của nhà trường.
-
Những công việc lưu ý khi làm kế toán tại bệnh viện
-
Cần cẩn trọng tối đa, những sổ sách chứng từ, hóa đơn liên quan đến đơn thuốc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, xuất nhập thuốc và các vật dụng y tế, máy móc kỹ thuật.
-
Có chuyên môn và kĩ năng liên quan đến các vấn đề kế toán hành chính sự nghiệp nếu không sẽ rất khó khăn trong môi trường này.
4.3. Kế toán ngân hàng và các tổ chức tài chính
-
Công việc chính của ngành: Là người phân tích các nghiệp vụ kế toán, tài chính và cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động tiền tệ tại ngân hàng theo đúng quy định Pháp luật.
-
Những người làm ngành này cần có kĩ năng gì: Có tính tổng hợp và xã hội cao là đặc điểm của ngành này, ngành sẽ phản ánh được hầu hết các hoạt động kinh tế thông qua tín dụng, thanh toán hoặc tiền tệ chỉ không chỉ là các hoạt động trong ngân hàng. Đây sẽ là ngành đòi hỏi xứ lý nghiệp vụ thật chặt chẽ theo quy trình công nghệ.
5. Ngành Kế toán lấy bao nhiêu điểm? Điểm chuẩn xét tuyển ngành Kế toán của các trường đại học hiện nay
Sau đây là liệt kê danh sách các đại học ở khu vực cả ba miền: Bắc, Trung, Nam có ngành kế toán và điểm chuẩn của các trường đại học đó vào năm 2021. Các em học sinh có thể đọc tham khảo để tìm hiểu xem trình độ và địa lý của mình phù hợp với trường đại học nào nhất để đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
Khu vực
Tên trường
Điểm chuẩn
Miền Bắc
Đại học Kinh tế Quốc dân
25.31
Miền Bắc
Đại học ngoại thương
25.25 (D01), 25.75 (A00), 25.25 (A01).
Miền Bắc
Học viện Tài chính
35.13
Miền Bắc
Miền Bắc
Trường Học viện Ngân Hàng
Trường Đại học Thương Mại
22.75
26.6
Miền Trung
Đại học Kinh tế của Trường Đại học Đà Nẵng
24.25
Miền Trung
Đại học Kinh tế (Đại học Huế)
20
Miền Trung
Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
14
Miền Nam
Đại học ngân hàng TP Hồ Chí Minh
24.91
Miền Nam
Đại học Kinh tế TP.HCM
17
Miền Nam
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
25
Miền Nam
Trường Đại học Tài Chính Marketing
25.3
Trên đây toàn bộ thông tin về ngành kế toán thi khối nào mà VUIHOC chia sẻ với các bạn học sinh. Hy vọng rằng, sau bài viết này, các bạn sẽ nắm bắt được các thông tin thi cử về ngành học này để đưa ra lựa chọn phù hợp. Để có thêm các thông tin bổ ích, các em hãy truy cập Vuihoc.vn nhé!