Được bơi lội thỏa sức giữa biển khơi là một trong những hoạt động ngoài trời thoải mái và tự do nhất. Tuy nhiên, bơi ở biển ngoài trời đi kèm những rủi ro nhất định. Chuyên mục “Bí kíp du lịch an toàn” của Saladin sẽ giúp bạn có thể nhận diện những rủi ro khi tắm biển và lưu ngay những kinh nghiệm đi biển cần lưu ý qua bài viết dưới đây.
I. Kinh nghiệm đi biển quan trọng: Nhận diện những rủi ro khi tắm biển
1. Dòng chảy rút xa bờ
Dòng chảy xa bờ, hay còn gọi là rip current, là nguyên nhân của hơn 80% các cuộc giải cứu được thực hiện bởi nhân viên cứu hộ bãi biển, nhất là ở những khu vực lướt sóng. Dòng chảy xa bờ là những dòng nước mạnh, có kênh chảy ra xa bờ và nhanh chóng kéo người bơi ra biển với lực kéo cực mạnh của nước. Dòng chảy xa bờ thường kéo dài từ bờ biển, qua vùng sóng và vượt qua đường sóng vỡ.
Bí kíp du lịch an toàn khi đi tắm biển:
Hãy nhanh chóng nhận ra sự xuất hiện của dòng chảy xa bờ khi có những dấu hiệu sau:
- Nước sâu hơn và/hoặc sẫm màu hơn.
- Sóng vỡ ít hơn.
- Mảnh đá vụn hoặc rong biển.
- Chuyển động nước đột ngột và mạnh.
Nếu chẳng may khi đang bơi và bạn bị kẹt trong một dòng chảy xa bờ, tuyệt đối không cố gắng chống lại chúng bằng cách bơi ngược vào bờ.
Hãy bơi song song với bờ, hoặc thả trôi theo dòng nước cũng là một cách tốt. Sau khi ra khỏi dòng chảy xa bờ, khi nước đã ngưng kéo, hãy bơi thẳng vào bờ.
Trong trường hợp bạn thấy mình đã quá xa bờ, hãy giơ tay làm tín hiệu cầu cứu cho nhân viên cứu hộ thấy.
2. Vỡ bờ
Vỡ bờ, hay còn gọi là shorebreak, là tình trạng khi sóng biển đập trực tiếp vào bờ. Cả sóng nhỏ và sóng cao đều có thể khó lường và nguy hiểm như nhau và thường hình thành khi có sự chuyển đổi nhanh chóng từ vùng nước sâu sang vùng nước nông.
Sức mạnh của một đợt vỡ bờ có thể gây thương tích cho tứ chi và cột sống cổ. Tổn thương tủy sống thường xảy ra nhất khi bị sóng đánh.
Bí kíp du lịch an toàn khi đi tắm biển:
- Hãy nhớ hỏi nhân viên cứu hộ về tình trạng sóng biển ngày hôm đó trước khi xuống nước.
- Và tuyệt đối không bơi trong ngày sóng động mạnh, kể cả là khi bạn chỉ ngồi gần bờ.
3. Sứa biển
Luôn để mắt đến sứa biển khi bơi. Đây là một kinh nghiệm đi biển không chỉ ở nước ngoài mà còn áp dụng ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực Quảng Nam, Đồ Sơn (bãi Cát Bà), Hạ Long, Bình Thuận. Đây đều là những khu vực đã từng có cảnh báo về việc sứa biển châm chích du khách.
Tất cả các loài sứa đều châm chích, trong đó một số ít loài có nọc độc gây thương tích cho con người. Trong số 2.000 loài sứa, có khoảng 70 loài gây hại nghiêm trọng hoặc đôi khi có thể giết người. Quan trọng hơn, một bí kíp du lịch an toàn bạn cần nhớ khi đi biển là xúc tu của sứa vẫn có thể châm chích kể cả khi đã bị đứt ra khỏi người con sứa.
Các vết thương do sứa biển đốt có thể từ nhẹ đến nặng, từ ngứa, đau rát đến mụn rộp, viêm da, bội nhiễm vi trùng.
Nếu bạn bị đốt, đừng rửa bằng nước vì làm vậy có thể tiết ra nhiều chất độc hơn. Hãy gặp nhân viên cứu hộ để sơ cứu vết đốt. Sau đó, hãy đi khám bác sĩ ngay để phòng các trường hợp dị ứng với thuốc sơ cứu.
4. Sốc nhiệt và cháy nắng
Thời tiết nắng nóng những tưởng sẽ là điều kiện tuyệt vời cho một chuyến đi biển thoải mái. Tuy nhiên, nếu trời quá nắng có thể làm hỏng kỳ nghỉ của bạn. Một kinh nghiệm du lịch nước ngoài an toàn bạn cần nhớ là sốc nhiệt là “kẻ giết người” hàng đầu liên quan đến thời tiết ở Hoa Kỳ, gây ra nhiều cái chết hơn lũ lụt, sét, lốc xoáy và bão cộng lại.
Các triệu chứng rối loạn nhiệt bao gồm:
- Cháy nắng
- Chuột rút do nhiệt
- Kiệt sức vì nóng
- Say nắng
Dành cả ngày ở bãi biển có thể dẫn đến bất kỳ rối loạn nào trong số các triệu chứng kể trên nhưng dễ thấy nhất là cháy nắng. Bạn có thể mất đến 24 giờ trước khi toàn bộ phần da bị cháy nắng hoàn toàn hiện ra hết.
Bí kíp du lịch an toàn:
Tìm đến các cơ sở y tế ngay lập tức nếu vết bỏng nghiêm trọng, đặc biệt nếu cháy nắng kèm theo đau đầu, ớn lạnh hoặc sốt.
5. Nước bị ô nhiễm
Khi nước chảy từ đất liền ra vùng nước ven biển, chúng thường bị ô nhiễm bởi nước thải chưa được xử lý từ tàu thuyền, vật nuôi, hệ thống tự hoại bị hỏng, phân bón và sự cố tràn từ các chất độc hại. Mức độ cao của vi khuẩn và các hóa chất khác trong nước có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa cho những người bơi trực tiếp trong nước.
Việc bơi trong nước bị ô nhiễm có thể dẫn đến các vấn đề về da nói chung, đau mắt, lở vết thương hở trên người, khi nước vào người còn có thể bị các vấn đề về đường ruột.
Các bãi biển là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của mọi quốc gia, nhưng việc đóng cửa bãi biển hoặc khuyến cáo bơi do chất lượng nước kém thường ngăn cản du khách tận hưởng những nguồn tài nguyên này. Ví dụ như bãi biển Boracay ở Philippines đã phải đóng cửa vào năm 2020 vì bị ô nhiễm từ các hoạt động du lịch và chỉ mới mở cửa đón lại du khách từ giữa năm 2022.
II. Những bí kíp du lịch an toàn khi đi tắm biển
1. Kinh nghiệm đi biển cơ bản khi bơi
- Bơi ở đâu: Luôn bơi trong khu vực bơi được chỉ định bằng cờ cắm trên biển và có nhân viên cứu hộ giám sát. Ở gần bờ để bạn có thể được nhìn thấy và giải cứu nhanh chóng nếu cần.
- Khi nào nên bơi: Ban ngày là thời gian an toàn nhất để bơi lội trên biển. Tầm nhìn bị hạn chế vào sáng sớm và lúc hoàng hôn, và các động vật săn mồi dưới nước có xu hướng di chuyển gần bờ hơn vào ban đêm. Một ngày nắng không nhất thiết là điều kiện bơi lội tuyệt vời trên biển. Kiểm tra dự báo tình hình sóng tại địa phương trước khi đi đến bãi biển.
- Phải làm gì trong thời tiết khắc nghiệt: Nếu bạn thấy một cơn bão đang đến gần, tốt nhất là nên ra khỏi nước cho đến khi cơn bão dịu đi. Ra khỏi nước ngay lập tức nếu xuất hiện sét.
2. Biết bạn đã bơi bao xa
Cho dù bạn bơi vào ban ngày hay đêm, theo kinh nghiệm đi biển an toàn, có hai yếu tố cần nhớ về khoảng cách bạn nên bơi:
- Khi bạn không nhìn thấy bờ nữa, bạn đã bơi quá xa.
- Đừng bơi xa hơn tình trạng thể chất của bạn cho phép bạn bơi trở lại. Nếu muốn rèn luyện và phát triển thể lực và cự ly bơi, hãy đến hồ bơi, chứ không phải là đại dương bao la.
3. Không bao giờ bơi vào ban đêm hoặc bơi trong khi say
Kinh nghiệm đi biển này là bí kíp du lịch an toàn khi bơi hiển nhiên nhưng vẫn cần nhấn mạnh rằng bơi vào ban đêm và bơi khi say là cực kỳ nguy hiểm!
Vào ban đêm, tầm nhìn bị hạn chế, nếu không muốn nói là mất hoàn toàn. Điều này giảm thiểu khả năng bạn nhìn thấy các mối nguy hiểm và mối đe dọa xung quanh bạn. Đối với say rượu , có đến 31% số ca chết đuối liên quan trực tiếp đến rượu mỗi năm. Giải pháp tốt nhất là hãy giữ bản thân tỉnh táo khi bơi và chỉ bơi vào ban ngày và để dành bữa tiệc rượu cho buổi tối!
4. Kinh nghiệm đi biển an toàn khi bơi cùng trẻ nhỏ
- Luôn chú ý đến trẻ nhỏ đi cùng bạn, ngay cả khi có nhân viên cứu hộ, ngay cả khi đứa trẻ đó bơi giỏi đến đâu hay nước nông đến đâu.
- Hạn chế lơ là như chơi điện thoại, nằm chợp mắt, rời khỏi vị trí để mua đồ,…
- Không bao giờ để trẻ nhỏ gần nước mà không có sự giám sát và không nhờ một đứa trẻ khác canh chừng.
- Tốt nhất, hãy dạy trẻ luôn xin phép khi đến gần nước.
- Một kinh nghiệm đi biển quan trọng cần nhắc lại là chỉ bơi trong khu vực được chỉ định bởi nhân viên cứu hộ.
5. Chuẩn bị bảo hiểm du lịch toàn cầu và bảo hiểm tai nạn cá nhân
Nếu bạn du lịch nước ngoài, Bảo hiểm du lịch toàn cầu là sản phẩm bảo hiểm bạn cần quan tâm. Bảo hiểm du lịch toàn cầu sẽ hỗ trợ những chi phí liên quan đến tai nạn, rủi ro không lường trước trong chuyến đi như:
- Bồi thường chi phí phát sinh nếu chuyến bay bị hoãn, hủy hoặc khách sạn hủy đặt phòng.
- Mất cắp, thất lạc tài sản cá nhân.
- Các trường hợp sơ tán khẩn cấp.
- Thiên tai bất ngờ.
Nếu bạn du lịch nội địa, Bảo hiểm tai nạn cá nhân là sản phẩm bảo hiểm giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bạn trước rủi ro liên quan tới tai nạn trong nước. Bảo hiểm tai nạn cá nhân hỗ trợ chi phí y tế như nằm viện, thuốc men, thuê xe cấp cứu, phẫu thuật hoặc sử dụng vật tư y tế.
Các tai nạn liên quan đến bơi lội nằm trong điều khoản mở rộng của cả hợp đồng bảo hiểm du lịch quốc tế và bảo hiểm tai nạn cá nhân. Vì vậy, bạn nhớ tư vấn trước với nhân viên bảo hiểm để lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp nhé.
Cẩm nang du lịch
Bí kíp du lịch an toàn Bốn mùa Mùa xuân Mùa hè Mùa thu Mùa đông
Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi Châu Úc
Bầu du lịch Du học Du lịch tự túc Người cao tuổi du lịch Trẻ nhỏ du lịch
Biển Road trip Trekking & leo núi Visa
Tổng kết
Bơi lội không chỉ là một hoạt động vô cùng có lợi cho sức khỏe thể chất mà còn có lợi với sức khỏe tinh thần của bạn. Bơi lội giúp bạn cảm thấy gắn bó hơn với thiên nhiên và mang lại những trải nghiệm du lịch tuyệt vời. Luôn ghi nhớ một kinh nghiệm đi biển quan trọng nhất là hãy luôn chuẩn bị bảo hiểm du lịch toàn cầu và bảo hiểm tai nạn cá nhân qua nền tảng bảo hiểm công nghệ Saladin, đề phòng mọi rủi ro có thể xảy ra trong chuyến du lịch miền biển sắp tới.
Chúc bạn một chuyến du lịch biển an toàn, nhiều trải nghiệm với những kinh nghiệm đi biển từ Saladin.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với Saladin để được tư vấn và hỗ trợ tìm được các sản phẩm bảo hiểm phù hợp.
MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ