Đôi tay liên tục hoạt động trong thời gian dài bị quá tải là nguyên nhân chính khiến các khớp bàn tay thường bị tổn thương, gây ra các cơn đau cổ tay, viêm dây chằng cổ tay khó chịu. Nếu không tiến hành điều trị, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như hiệu suất công việc. Những cơn đau nhức cổ tay khó chịu sẽ không chừa bất kỳ ai.

1. Đau cổ tay là bệnh gì?
Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu sơ qua về cấu trúc của ống cổ tay, để biết được cấu tạo cũng như nguyên do dẫn đến những cơn đau cổ tay phải hoặc đau cổ tay trái thường gặp.
1.1. Cấu tạo cổ tay
Cổ tay bao gồm nhiều thành phần cấu trúc. Ống cổ tay là đoạn cổ tay gồm tám xương cổ tay, tạo thành một vòng cung, và dây chằng ngang cổ tay kéo ngang qua đoạn cổ tay. Bên trong ống cổ tay là chín đoạn dây chằng kéo xuống các ngón tay.
Chạy ngang qua ống cổ tay còn có dây thần kinh trung tuyến (median) có kích thước bằng một cây bút chì chứa hàng ngàn dây thần kinh cảm giác đi tới các ngón tay.
Dây thần kinh trung tuyến nằm ngay dưới dây chằng ngang và tiếp xúc trực tiếp với dây chằng khi cổ tay hoặc các ngón tay uốn cong hay duỗi thẳng.

1.2. Đau cổ tay là gì?
Đau ở cơ cổ tay (hay đau xương cổ tay) có thể phát sinh từ phần khớp cổ tay, hoặc các phần mềm quanh khớp như: gân, bao gân, dây chằng, túi thanh dịch, dây thần kinh… Đau gân cổ tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau nên nếu người bệnh chủ quan và tự ý mua thuốc về uống, có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Nhận diện triệu chứng đau cổ tay
Ban đầu, các cơn đau ở cổ tay chỉ xảy ra trong một số hoạt động nhất định. Theo thời gian, khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn, cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi.
Bên cạnh cảm giác đau cơ cổ tay, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như:
- Cứng cổ tay, ngón tay.
- Sưng hoặc đỏ xung quanh cổ tay.
- Khó nắm chặt hoặc cầm nắm đồ vật.
- Cảm giác tê hoặc ngứa ran ở tay.
- Có tiếng kêu lách cách khi cử động cổ tay.
Nhìn chung, các triệu chứng đau cổ tay có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, đau do viêm xương khớp thường được mô tả giống như đau răng âm ỉ. Hội chứng ống cổ tay thì gây ra cảm giác nhức cổ tay như kim châm, ngứa ran ở ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, đặc biệt là vào ban đêm.
3. Nguyên nhân đau cổ tay thường gặp
Để việc điều trị đạt hiệu quả cao thì việc xác định chính xác nguyên nhân cổ tay bị đau nhức là yếu tố rất quan trọng. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây đau, mỏi cổ tay:
3.1. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay rất phổ biến ở giới văn phòng hoặc những đối tượng thường xuyên sử dụng máy vi tính, người chơi tennis, cầu lông, golf… Các thao tác gập và cong cổ tay thường xuyên sẽ gây ra các căng thẳng bất thường, khiến vùng khuỷu tay, vai, đặc biệt là cổ tay bị đau.
Người mắc hội chứng ống cổ tay sẽ bị đau ở vùng khuỷu tay, đau vai và cổ tay. Sự chèn ép của dây thần kinh giữa trong ống cổ tay cũng có thể gây ra cơn đau, tê bì hay loạn cảm của ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón nhẫn. Trong một số trường hợp, đau và tê bì có thể lan rộng lên đến toàn bộ bàn tay hoặc thậm chí đến cổ tay và cẳng tay. Nếu không được điều trị kịp thời, bàn tay sẽ bị yếu đi, ảnh hưởng đến vận động và dễ làm rơi các đồ vật.

3.2. Hội chứng chèn ép đúp
Dây thần kinh đi tới tay bắt đầu từ cột sống cổ. Khi ở cổ xuất hiện sự sai khớp nhẹ sẽ chèn ép lên dây thần kinh tại nguồn (chỗ chèn ép thứ 1), từ đây sẽ ảnh hưởng lan xuống thần kinh cổ tay (chỗ chèn ép thứ 2). Tình trạng này được gọi là hội chứng chèn ép đúp, người bệnh bị đau hai vị trí cùng lúc.

3.3. Chấn thương sụn và xương dưới sụn
Tổn thương sụn và xương dưới sụn có thể gây ra triệu chứng bị đau cổ tay nhưng không sưng. Đây là tổn thương thường gặp trong bệnh lý thoái hóa khớp. Thoái hóa là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, tuy nhiên các thao tác cử động cổ tay lặp lại thường xuyên càng đẩy nhanh tốc độ thoái hóa của khớp cổ tay.
Giai đoạn đầu sẽ rất khó phát hiện vì không có triệu chứng rõ rệt, đến khi người bệnh bị đau nhức thì sụn khớp đã bị nứt vỡ hoặc phần xương dưới sụn đã bị xơ hóa, mọc gai…
3.4. Hội chứng De Quervain
Cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu của hội chứng De Quervain (viêm bao gân De Quervain). Tình trạng này xảy ra khi bao gân cơ dạng dài ngón cái và gân cơ duỗi ngắn ngón cái bị viêm. Đây là 2 gân quan trọng chi phối vận động của ngón cái. Phụ nữ làm việc nội trợ hay những đối tượng thường xuyên cầm, nắm, xoay, vặn cổ tay và ngón cái có nguy cơ cao mắc hội chứng De Quervain.
Người bệnh sẽ có cảm giác đau cổ tay, phần dưới cẳng tay, ngay trên ngón cái. Khi người bệnh hoạt động cổ tay thường xuyên sẽ khiến các tổn thương nặng hơn.
3.5. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy các mô khỏe mạnh. Sự phá hủy mô có thể dẫn đến tình trạng ấm và sưng đau ở các vùng bị ảnh hưởng (như cổ tay, bàn tay, đầu gối) và hạn chế chức năng khớp.
3.6. Viêm gân cổ tay
Viêm gân cổ tay thường xảy ra do các vết rách nhỏ ở gân cổ tay. Những vết rách này gây ra tình trạng viêm cục bộ, kích ứng và đau. Tình trạng này xảy ra do thường xuyên thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại, chấn thương đột ngột, chơi các môn thể thao đòi hỏi phải sử dụng cổ tay.

3.7. U nang hoạt dịch (Nang Ganglion)
Đây là những khối u lành tính, không phải ung thư và thường xuất hiện ở cổ tay. Đa phần u nang hoạt dịch không gây đau, nhưng nếu bạn gặp chấn thương khớp (như viêm gân do hoạt động cổ tay quá mức), viêm khớp có thể khiến u nang hoạt dịch phát triển trong tương lai, từ đó chèn ép các dây thần kinh ở cổ tay gây đau nhức.
3.9. Bệnh Kienbock
Tuy hiếm gặp, nhưng bệnh Kienbock cũng có thể là nguyên nhân gây đau nhức cổ tay. Đây là tình trạng thoái hóa xương bán nguyệt (khoảng giữa cổ tay), do lưu lượng máu cung cấp thấp. Không chỉ khiến cổ tay bị đau khi xoay, giảm khả năng cầm nắm, người bệnh Kienbock có thể gặp một số triệu chứng khác như sưng, cứng cổ tay, có tiếng kêu lục cục hoặc rắc rắc khi cử động cổ tay.
3.10. Nguyên nhân khác
Tình trạng cổ tay đau nhức nhiều nguy cơ là triệu chứng của bệnh Gout (Gút), viêm bao hoạt dịch cổ tay, viêm xương khớp… Người bệnh không nên chủ quan khi đau cổ tay lâu ngày không khỏi, nên đến bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
4. Phương pháp chẩn đoán đau cổ tay
Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và yêu cầu một số xét nghiệm nhất định để chẩn đoán nguyên nhân cổ tay bị đau. Bác sĩ có thể thực hiện các bước sau:
- Gập cổ tay về phía trước trong 60 giây để xem có bị tê hoặc ngứa ran không.
- Chạm vào vùng trên dây thần kinh giữa để xem có đau không.
- Kiểm tra sức mạnh của cổ tay và các ngón tay.
- Yêu cầu chụp X-quang cổ tay để đánh giá xương và khớp; Chụp điện cơ để đánh giá sức khỏe của cơ và dây thần kinh.
- Ngoài ra, nếu cần thiết bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm nước tiểu và máu để phát hiện bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào.
5. Nên làm gì khi bị đau cổ tay?
Điều trị đau cổ tay sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Nếu cơn đau mới xuất hiện, người bệnh có thể xoa dịu cơn đau tại nhà bằng cách:
- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi sau khi làm việc, chơi thể thao hoặc sau khi gặp chấn thương có thể giúp cổ tay sớm hồi phục.
- Chườm lạnh: Nếu không biết đau cổ tay phải làm sao, bạn có thể chườm túi đá trong 10 - 15 phút, thực hiện vài lần một ngày có thể giúp giảm viêm và đau.
- Nẹp: Trong một số trường hợp, đeo nẹp cổ tay có thể ngăn ngừa một số chuyển động của cổ tay gây đau. Nhưng lưu ý bạn chỉ nên đeo nẹp vào ban đêm khi ngủ, đeo nẹp cả ngày có thể khiến cổ tay bị cứng.
- Tập luyện các bài tập: Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng ở cổ tay sẽ giúp duy trì chuyển động ở các khớp và kiểm soát cơn đau cổ tay.

6. Cách điều trị chứng đau cổ tay hiệu quả không dùng thuốc
Nhiều trường hợp đau cổ tay dai dẳng, bệnh nhân tìm đến thuốc với mong muốn thoát khỏi cơn đau nhức hoặc tìm ra cách điều trị viêm gân cổ tay. Tuy nhiên, thuốc chỉ có thể xoa dịu cơn đau tạm thời, không thể chữa trị tận gốc. Hơn nữa, việc lạm dụng thuốc quá nhiều không chỉ khiến bệnh nhân bị lờn thuốc mà còn có tác động xấu đến gan, thận. Ngoài ra, việc tham khảo các cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà từ các nguồn không uy tín không chỉ làm mất nhiều thời gian mà còn khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Vì vậy, theo các bác sĩ chuyên khoa ACC, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp mới có thể chữa lành cơn đau nhức cổ tay tận gốc. Đã có rất nhiều bệnh nhân sau một thời gian ngắn điều trị có thể hồi phục sức khỏe, trở lại với công việc mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Liệu trình điều trị của ACC nổi bật với liệu pháp trị liệu thần kinh cột sống - một phương pháp đã được chứng minh hiệu quả vượt bậc trong việc điều trị các bệnh xương khớp. Bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tác động một lực chính xác vào các cấu trúc sai lệch, trả chúng về vị trí tự nhiên ban đầu, từ đó các cơn đau cổ tay cũng sẽ biến mất.
Đồng thời, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng kết hợp băng dán RockTape nhằm giảm thiểu các hiện tượng đau nhức cổ tay và thúc đẩy quá trình hồi phục. Phương pháp chiếu laser thế hệ IV giúp tái tạo các mô bị tổn thương, kích thích quá trình làm lành, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Sóng xung kích cũng thường được chỉ định trong kết hợp điều trị nhằm giảm đau đáng kể.
Sau quá trình điều trị, các chuyên viên vật lý trị liệu tại ACC sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân các bài tập thể dục riêng dành cho cổ tay để duy trì hiệu quả chữa trị, ngăn ngừa các cơn đau tái phát. Hãy cùng xem bác sĩ Edouard Sabourdy của phòng khám ACC hướng dẫn 4 bài tập giảm đau cổ tay đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà dưới đây:
Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về cách trị đau cổ tay, dưới đây là bảng so sánh giữa các phương pháp:
Phương phápNắn chỉnh cột sốngChiropractic
Chăm sóc tại nhàThuốc giảm đauHình thức điều trịKỹ thuật nắn chỉnh bằng tay nhẹ nhàng đưa cấu trúc sai lệch về đúng vị trí, giải phóng áp lực chèn ép dây thần kinh. Triệu chứng đau nhức cổ tay theo đó cũng thuyên giảm dần và biến mất theo thời gian.Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như nghỉ ngơi, chườm lạnh, bài tập tay, nẹp.Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau có nguồn gốc từ:- Thuốc Đông y như thuốc cao, thuốc bóp, thuốc đắp, thuốc ngâm.
- Thuốc Tây y như Paracetamol, NSAIDs…
Tính hiệu quảGiúp loại bỏ tận gốc cơn đau nhức mà không cần thuốc hoặc phẫu thuật can thiệp. Phương pháp cũng hỗ trợ kích thích cơ chế tự làm lành thương tổn ở khớp cổ tay, cho hiệu quả duy trì dài lâu.Hiệu quả trong trường hợp đau cổ tay nhẹ, giúp xoa dịu tình trạng tê cứng khớp, hỗ trợ cổ tay cử động dễ dàng, thoải mái hơn.Chỉ giải quyết triệu chứng đau tạm thời, không điều trị nguyên nhân gốc rễ.Tính an toànPhương pháp nắn chỉnh an toàn - không đau, có thể áp dụng với mọi đối tượng, kể cả người cao tuổi, trẻ em hoặc phụ nữ có thai.An toàn, dễ thực hiện.Rủi ro tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận và dạ dày, nếu dùng thuốc quá liều hoặc không đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.Nguy cơ tái phátHạn chế tối đa.Vẫn diễn ra.Vẫn diễn ra.7. Một số biện pháp phòng ngừa đau cổ tay
Những thay đổi nhỏ trong lối sống có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị đau cổ tay:
- Đảm bảo tay, cổ tay và bàn phím ở tư thế thoải mái, tránh làm việc liên tục trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi.
- Nếu công việc đòi hỏi vận động cổ tay nhiều, hãy sử dụng miếng lót cổ tay hoặc các thiết bị hỗ trợ giảm áp lực lên cổ tay.
- Hạn chế xách đồ nặng bằng cổ tay, thay vào đó hãy phân bổ lực đều qua bàn tay và cánh tay.
- Giảm bớt các hoạt động gây áp lực liên tục lên cổ tay, chẳng hạn như đánh máy, sử dụng chuột quá lâu hoặc chơi các nhạc cụ cần dùng nhiều cổ tay.
- Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D để tăng cường sức khỏe xương khớp.
- Đừng quên nghỉ ngơi giữa các hoạt động để cơ và khớp cổ tay có thời gian phục hồi, tránh tình trạng làm việc quá tải.
Nhìn chung, đau cổ tay thường không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo về một hoặc nhiều tình trạng sức khỏe phức tạp hơn. Nếu bạn hoặc người thân nhận thấy cơn đau nhức cổ tay không thuyên giảm sau khi chăm sóc tại nhà trong 2 tuần, nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Xem thêm các chứng đau cổ tay khác: > Đau cổ tay sau sinh do đâu và cách điều trị > Nguyên nhân gây cứng khớp cổ tay > Nhận biết triệu chứng trật khớp cổ tay > Bong gân cổ tay phải làm sao để mau khỏi?