Sôi bụng là hiện tượng khí và dịch vị đang di chuyển trong lòng ống tiêu hóa đi kèm với các dấu hiệu như ăn không ngon, đầy hơi, chướng bụng, đau quặn bụng từng cơn dẫn đến đi ngoài, đau lưng... Dưới đây là một số cách chữa sôi bụng đầy hơi đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng tại nhà.
Tình trạng sôi bụng đầy hơi là do đâu?
Trước khi tìm hiểu cách chữa sôi bụng đầy hơi là như thế nào, bạn cần biết rõ nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này. Sôi bụng đầy hơi là hiện tượng xảy ra do trong lòng ống tiêu hóa sinh hơi, làm kích thích nhu động ruột, tạo ra hiện tượng sôi ùng ục, ảnh hưởng đến tiết dịch tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Trong số nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, nguyên nhân liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa là phổ biến.
Do chế độ ăn uống
Một số chế độ ăn uống không hợp lý có thể gây ra tình trạng sôi bụng đầy hơi:
- Ăn nhiều thức ăn gây đầy hơi, tỏi, hành, súp lơ, các loại ngũ cốc có chứa nhiều carbohydrate…
- Ăn nhiều loại đậu chứa nhiều đường gây khó tiêu, sinh ra nhiều khí.
- Chế độ ăn giảm lượng calo, giảm cân khiến cơ thể không có đủ dưỡng chất cần thiết, làm bụng sôi nhiều hơn.
- Thói quen ăn nhanh, nhai không kỹ, ăn trong lúc nằm, nằm sau khi ăn, nuốt nhiều không khí khi ăn… gây tích tụ nhiều hơi trong dạ dày làm sôi bụng.
- Rối loạn tiêu hóa gây khó tiêu, sinh ra nhiều hơi.
- Tiêu thụ nhiều đồ uống như rượu bia, đồ uống có gas, cà phê…
- Không dung nạp được lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Do stress, mặc quần áo chật dẫn đến hiện tượng sôi bụng.
Do bệnh về đường tiêu hóa
Những người bị mắc các chứng bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày làm giảm khả năng tiêu hóa khiến thức ăn đi vào cơ thể không được tiêu hóa kỹ, gây khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn.
Ngoài ra, những người bị mắc các bệnh liên quan đến tuyến tụy cũng gặp tình trạng sôi bụng đầy hơi do làm suy giảm chức năng gan, dẫn đến giảm bài tiết mật, enzym hệ tiêu hóa.
Do hội chứng đại tràng kích thích
Hội chứng đại tràng kích thích gây sôi bụng kèm theo hiện tượng chướng bụng, rối loạn chuyển động cơ trơn vách đại tràng làm gia tăng nhu động của ruột nhưng không thay đổi cấu trúc và không gây tổn thương đến ruột.
Cách chữa sôi bụng đầy hơi đơn giản tại nhà
Bạn có thể áp dụng cách chữa sôi bụng đầy hơi sau đây với những loại thực phẩm đơn giản, có sẵn tại nhà rất hiệu quả.
Gừng tươi
Gừng chứa enzym làm phân hủy các protein trong thức ăn, đồng thời chống dị ứng thức ăn rất tốt. Khi sử dụng gừng để điều trị đầy hơi, nhu động ruột tăng, kích thích hoạt động của dạ dày, giúp vận chuyển thức ăn dễ dàng.
Tỏi
Tỏi là bài thuốc phổ biến từ xưa có tác dụng hỗ điều trị hiệu quả các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Tía tô
Trong Đông y, tía tô là loại dược liệu có tính ấm, vị cay, có tác dụng chữa bệnh khó tiêu, đầy hơi và ngộ độc thức ăn rất tốt. Cách dùng lá tía tô để cải thiện chứng sôi bụng đầy hơi rất đơn giản.
Nước chanh bạc hà
Trong các bài thuốc dân gian, lá bạc hà là vị thuốc được dùng để cải thiện các triệu chứng bệnh dạ dày rất tốt, trong đó có đầy hơi khó tiêu. Bạc hà kết hợp với chanh giúp kích thích đường ruột, giảm triệu chứng sôi bụng hiệu quả.
Sữa chua
Sữa chua là loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa, làm giảm cảm giác sôi bụng đầy hơi hiệu quả. Các vi khuẩn có lợi lactobacillus và lactic trong sữa chua có tác dụng kích thích khả năng tiêu hoá, giảm sự tích tụ khí trong dạ dày.
Bạn nên chọn loại sữa chua trắng, không đường để cải thiện triệu chứng sôi bụng đầy hơi hiệu quả hơn.
Chườm nóng
Bạn có thể sử dụng phương pháp chườm nóng để có thể loại bỏ tình trạng đầy hơi sôi bụng một cách nhanh chóng.
Giải pháp chữa sôi bụng đầy hơi
Ngoài những cách chữa sôi bụng đầy hơi theo dân gian, bạn cũng có thể dùng các loại thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh gồm:
Thuốc đại tràng hoàn P/H
Thuốc đại tràng hoàn P/H gồm các thành phần:
- Hoàng liên, hoài Sơn, hoàng đằng, mộc hương, bạch linh, sa nhân, bạch thược, đảng sâm, trần bì, mật ong.
Đối tượng dùng thuốc là người bị viêm đại tràng cấp và mạn tính với các biểu hiện như:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Đắng miệng biếng ăn.
- Chậm tiêu hóa.
- Đau bụng đầy hơi.
- Hay đi ngoài, đi phân lỏng nát, cảm giác đi ngoài không hết, hay mót rặn.
Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp:
- Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
- Trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao
- Phụ nữ có thai.
Thuốc Đại Tràng Hoàn Bà Giằng
Thuốc Đại Tràng Hoàn Bà Giằng gồm các thành phần sau:
- Hoàng liên, sa nhân, mộc hương, bạch linh, đảng sâm, trần bì, bạch truật, cam thảo.
Đối tượng dùng thuốc:
- Người bị viêm đại tràng cấp tính và mạn tính.
- Người ăn uống khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi.
- Đau bụng đi ngoài.
- Ngộ độc thức ăn.
- Bệnh nhân cần phục hồi các chức năng của hệ tiêu hóa trở lại bình thường.
Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai.
- Trẻ em dưới 5 tuổi.
Thuốc Viên Đại Tràng Inberco OPC
Thuốc Viên Đại Tràng Inberco OPC có các thành phần: Berberine, bột mịn rễ mộc hương, rễ bạch thược, quả ngô thù du, rễ mộc hương.
Đối tượng dùng thuốc:
- Người bị nhiễm trùng đường ruột.
- Viêm đại tràng.
- Tiêu chảy.
- Lỵ amib, lỵ trực khuẩn.
Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp:
- Phụ nữ có thai.
- Bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Thuốc Đại Tràng Nhất Nhất
Thuốc Đại Tràng Nhất Nhất gồm các thành phần:
- Xa tiền tử, ngũ bội tử, mộc hương, hoàng liên, hậu phác, bạch thược, hoạt thạch, tá dược vừa đủ, bạch truật, cam thảo.
Đối tượng dùng thuốc:
- Người bị rối loạn tiêu hóa.
- Viêm đại tràng.
- Tiêu chảy.
- Ăn không tiêu, chướng bụng, sôi bụng, đau bụng...
- Đi phân sống.
Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
- Trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Sau khi tham khảo bài viết trên, bạn đã biết những cách chữa sôi bụng đầy hơi hiệu quả là như thế nào. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu gặp chứng bệnh sôi bụng đầy hơi, bạn hãy đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác.