Sự phát triển của điện thoại thông minh và internet đã làm cho xu hướng mua sắm của người tiêu dùng có nhiều sự thay đổi. Điển hình là trong thời gian qua, xu hướng mua sắm qua thương mại điện tử ngày càng gia tăng mạnh mẽ hơn, mở ra cơ hội kinh doanh mới cho nhiều người, đặc biệt là với những ai ít vốn. Tuy nhiên, để kinh doanh mang lại lợi nhuận, giảm rủi ro, bạn cần thật sự hiểu về những lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử.
Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ tổng hợp cho bạn. Cùng tìm hiểu ngay!
1. Bạn đã hiểu về thương mại điện tử?
Thương mại điện tử (E-commerce) là mô hình kinh doanh trực tuyến mà các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán đều thông qua nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet. Hiện nay có nhiều sàn thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada, Shopee, Amazon, Ebay,... cùng nhiều hình thức kinh doanh như B2C (doanh nghiệp bán hàng cho người tiêu dùng), C2C (người tiêu dùng bán cho người tiêu dùng), B2B (doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp),...
Các sàn thương mại điện tử giúp cho việc mua sắm của người tiêu dùng trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn.
2. Khám phá những lợi ích của thương mại điện tử đối với shop
Thương mại điện tử phát triển mang đến đến nhiều lợi ích cho cả chủ shop và người tiêu dùng. Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết những lợi ích trong phần thông tin dưới đây!
2.1. Dễ dàng tiếp cận nhiều người mua tiềm năng hơn
Thương mại điện tử sử dụng internet và công nghệ để kết nối người bán với người mua, vì vậy phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu sẽ rộng hơn so với kinh doanh truyền thống. Đặc biệt là khi các chủ shop kết hợp bán hàng đa nền tảng (sàn thương mại điện tử, mạng xã hội,...) lượng khách hàng biết đến thương hiệu của bạn sẽ nhiều hơn nữa. Qua đó tăng số lượng khách hàng muốn tìm hiểu, trải nghiệm sản phẩm cũng như tăng tỷ lệ chốt đơn mua hàng.
2.2. Tốn ít vốn hơn so với mở cửa hàng truyền thống
Đây là lợi ích của thương mại điện tử được nhiều chủ shop quan tâm, nhất là những mới khởi nghiệp lần đầu, muốn kinh doanh nhưng có vốn ít. Kinh doanh qua thương mại điện tử ít tốn vốn bởi người bán không cần thuê mặt bằng, có thể cắt giảm số lượng nhân viên cũng như một vài chi phí vận hành khác. Các shop chỉ cần một kho hàng có thể bảo quản tốt sản phẩm, có nhân viên đóng gói và quản lý sản phẩm là đã có thể mở cửa hàng thương mại điện tử. Khi các shop tối ưu được chi phí hoạt động sẽ góp phần giảm giá sản phẩm, có thêm nhiều chương trình khuyến mãi để giúp shop thu hút được nhiều khách hàng hơn.
2.3. Người mua có thể tìm hiểu về sản phẩm 24/24
Việc kinh doanh trên thương mại điện tử sẽ giúp các chủ shop khắc phục hạn chế về mặt thời gian. Shop có thể mở online 24/24 để khách hàng có thể tìm kiếm thông tin sản phẩm khi có nhu cầu mua hàng cũng như nhắn tin nhờ shop hỗ trợ khi cần. Qua đó, tăng số lượng đơn đặt hàng hơn so với kinh doanh truyền thống.
Ví dụ về lợi ích của thương mại điện tử điển hình nhất là giúp người bán có thể tiếp cận, tương tác với người mua bất kể thời gian và địa điểm.
2.4. Thuận tiện chăm sóc người mua mọi lúc mọi nơi
Tính năng chat trên các trang/sàn thương mại điện tử giúp người mua và người bán dễ dàng tương tác với nhau mà không cần gặp trực tiếp. Người mua có thể để lại những câu hỏi về sản phẩm, người bán sẽ tư vấn cặn kẽ và giúp người mua có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Ngoài ra, hiện nay đa phần trên các trang thương mại điện tử còn tích hợp chatbot giúp chủ shop vẫn có thể tương tác với khách hàng trong những trường hợp không online. Qua đó, góp phần nâng cao trải nghiệm mua sắm tại shop.
Ngoài ra, với các số liệu phân tích bán hàng, các chủ shop cũng hiểu rõ hơn về tâm lý, hành vi của khách hàng. Từ đó xây dựng các kế hoạch chăm sóc, tiếp thị, giảm giá phù hợp.
2.5. Linh hoạt mở rộng quy mô kinh doanh
Một lợi ích của thương mại điện tử với doanh nghiệp và cả các shop là có thể mở rộng quy mô kinh doanh dễ dàng khi có nhu cầu. So với cửa hàng truyền thống, việc mở rộng quy mô kinh doanh sẽ khá tốn chi phí và thời gian để xây dựng, thiết kế. Tuy nhiên, khi muốn mở thêm một shop trực tuyến, người bán chỉ cần thực hiện vài bước đăng ký đơn giản.
3. Các rủi ro cần lưu ý khi kinh doanh trên thương mại điện tử
Bên cạnh những lợi ích vừa kể trên, kinh doanh trực tuyến cũng có một vài rủi ro như:
3.1. Lỗi kỹ thuật của sàn thương mại điện tử có thể khiến doanh thu của shop bị sụt giảm
Sàn thương mại điện tử là bên trung gian kết nối khách hàng với các chủ shop. Vì vậy khi kinh doanh trên các trang thương mại điện tử, chủ shop sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nền tảng TMĐT, đặc biệt là công nghệ. Vào những thời điểm Flash Sale, bão sale,... khách hàng truy cập ồ ạt khiến cho hệ thống của các trang TMĐT bị lỗi, điều này có thể khiến khách hàng không thể truy cập vào shop của bạn được, dẫn đến giảm số lượng đơn hàng.
3.2. Nhiều rủi ro khi bảo mật thông tin người mua
Thông thường, các trang TMĐT sẽ lưu trữ các thông tin của khách hàng. Nếu chủ shop ngừng kinh doanh sẽ có nguy cơ mất tất cả dữ liệu của khách hàng. Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng cảnh giác trong việc lo sợ bị mất thông tin khi mua hàng trên các trang, sàn thương mại điện tử. Điều này cũng là một thử thách cho các shop, đòi hỏi phải xây dựng được lòng tin khách hàng bằng cách lựa chọn các sàn điện tử uy tín và có chính sách bảo mật thông tin cho khách hàng.
Bảo mật thông tin là một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm khi mua sắm trực tuyến.
3.3. Khó khăn khi vận chuyển hàng và nguy cơ bị “bom hàng”
Khi cửa hàng thương mại điện tử phát triển, người bán sẽ tiếp cận được với người mua ở phạm vi rộng lớn, nhưng các shop sẽ gặp phải khó khăn khi ship hàng cho người mua ở huyện, xã vùng xa. Hoặc khi ship hàng nhưng cũng có trường hợp người mua không nhận, làm tăng nguy cơ bị “bom hàng” so với mở cửa hàng truyền thống. Chẳng hạn như shop ở TP.HCM nhưng người mua ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, dẫn đến thời gian vận chuyển sẽ khá lâu và có thể làm giảm trải nghiệm của khách hàng.
Để khắc phục rủi ro trên, shop có thể kết hợp với những đơn vị vận chuyển uy tín có những chính sách và tính năng bảo vệ quyền lợi cho chủ shop.
Hiện nay Giao Hàng Nhanh (GHN) là một đơn vị vận chuyển uy tín, nổi bật với dịch vụ ship hàng siêu nhanh với mức giá siêu tốt. GHN hiện sở hữu hệ thống bưu cục rộng lớn, trải dài khắp 63 tỉnh thành cả nước kể cả các huyện đảo xa, giúp việc giao hàng thuận tiện và nhanh chóng.
Không chỉ vậy, GHN còn phát triển tính năng chống bom hàng miễn phí cho 100% shop khi đăng nhập app và web. Với tính năng này, trong quá trình shop lên đơn hàng, GHN sẽ kiểm tra độ uy tín của của người nhận dựa trên địa chỉ và số điện thoại nhận hàng, từ đó cảnh báo shop về khả năng bom hàng của khách theo 4 cấp độ là: An toàn, nguy cơ thấp, nguy cơ cao và nguy hiểm. Từ đây, các shop có thể hạn chế được những rủi ro trong quá trình kinh doanh trên sàn TMĐT.
Xem thêm: Tính năng chống bom hàng miễn phí tại GHN.
Với tính năng cảnh báo bom hàng của GHN góp phần giúp các shop chủ động đưa ra chính sách để hạn chế rủi ro bị hoàn hàng.
Trên đây là toàn bộ những rủi ro và lợi ích của thương mại điện tử và mà các shop có thể tham khảo để làm cơ sở xây dựng kế hoạch kinh doanh trực tuyến hiệu quả. Ngoài ra, các chủ shop cũng có thể bỏ túi thêm một vài lưu ý trước khi mở cửa hàng trực tuyến như nên tập trung vào sản phẩm chất lượng, đầu tư vào hình ảnh và nội dung, có thể quảng cáo và nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng,...
Xem thêm:
- 11 mẹo bán hàng online đắt khách, chốt đơn liên tục
- 6 cách tìm nguồn hàng sỉ bán online cho người mới bắt đầu
- Bùng nổ đơn hàng với chiến thuật khuyến mãi hấp dẫn