Là nấm nhưng Chaga lại mang hình dáng lạ lẫm xù xì như những khối than, bên ngoài màu đen, trong màu cam. Không chỉ giàu dưỡng chất, các thành phần tự nhiên có trong nấm Chaga có tác dụng rất tốt cho hệ miễn dịch, hệ thần kinh, hệ thống nội tiết, đường tiêu hóa và hệ tim mạch.
Nấm Chaga là gì?
Trước khi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “ai không nên uống nấm Chaga?” hãy cùng điểm qua một số thông tin cơ bản về loại nấm này nhé! Nấm Chaga có tên khoa học là Inonotus Obliquus và thường được tìm thấy trên các thân cây bạch dương tại nhiều khu rừng ở Nga, Mỹ, Alaska, Hàn Quốc… với vẻ ngoài đen, xù xì không hề đẹp mắt.
Nấm Chaga sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu lạnh, thậm chí - 45 độ C. Bên cạnh việc ký sinh trên thân cây bạch dương, thì loại nấm này còn có thể xuất hiện trên vỏ và thân cây gỗ cứng. Để một cây nấm Chaga trưởng thành và có thể thu hoạch được cần ít nhất 20 năm, khi đó cân nặng của khối nấm có thể đạt với tới 16kg.
Giá trị dinh dưỡng và công dụng của nấm Chaga
Tác dụng của nấm Chaga có được là nhờ thành phần giàu dưỡng chất quý giá của nó. Trung bình 100g nấm Chaga cung cấp khoảng 57g chất xơ, 12g carbs, 3g protein, 1g chất béo và 1mg sodium cho cơ thể. Ngoài ra, loại nấm này cũng là nguồn bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, có thể kể đến như:
- Chất chống oxy hóa mạnh.
- Nguồn superoxide dismutase (SOD).
- Hơn 215 chất dinh dưỡng thực vật và chất dinh dưỡng glyconutrients.
- Riboflavin và niacin.
- Vitamin B, vitamin D, phenol, flavonoid, canxi, kali, đồng, mangan, sắt, kẽm và các enzym.
- Các khoáng chất rubidi, germani và xesi.
- Acid pantothenic.
- Nguồn thực vật quan trọng của sterol.
- Betulin và acid betulinic.
Nhờ chứa đựng nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và khoáng chất nên nấm Chaga có rất nhiều công dụng nổi bật như:
- Điều trị bệnh tiểu đường (tỷ lệ chữa khỏi bệnh tiểu đường của nấm Chaga lên đến 93%).
- Hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa.
- Hỗ trợ giảm cholesterol.
- Tăng cường tuần hoàn máu.
- Giảm huyết áp.
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Hỗ trợ giảm các tác dụng phụ của thuốc.
- Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư như: Ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư da, ung thư mang tai, ung thư phổi, ung thư trực tràng,…
- Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh mỡ máu, viêm dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng, viêm gan, gan nhiễm mỡ, viêm thận.
Ai không nên uống nấm Chaga?
Ai không nên uống nấm Chaga? Dù rất tốt cho sức khỏe người dùng nhưng nếu nằm trong nhóm các đối tượng sau, bạn không nên uống nấm Chaga.
- Những người đang tiếp nhận glucose qua đường tĩnh mạch, đang sử dụng thuốc kháng penicillin hoặc dị ứng với penicillin.
- Người dị ứng với nấm.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Trẻ em dưới 10 tuổi.
- Người đang sử dụng các loại thuốc đặc trị.
- Bệnh nhân cấy ghép nội tạng đang điều trị và sử dụng thuốc chống suy giảm miễn dịch.
- Người mắc bệnh tự miễn.
- Nấm Chaga còn có chứa thành phần ngừa đông máu, nên nếu bạn đang chuẩn bị phẫu thuật, đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc bị rối loạn chảy máu, hãy cân nhắc và tư vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Uống nấm Chaga có gây tác dụng phụ không?
Bên cạnh thắc mắc ai không nên uống nấm Chaga, nhiều người cũng quan tâm muốn biết loại nấm này có gây ra tác dụng phụ nào khi sử dụng không. Tính đến nay, trên thế giới, vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào gặp nguy hiểm khi sử dụng nấm Chaga. Đồng thời, trong các nghiên cứu đã được thực hiện về loại nấm này cũng chưa phát hiện trường hợp nào có phản ứng phụ với chúng. Do đó, nấm Chaga hoàn toàn không độc hại đối với con người và bạn có thể yên tâm sử dụng mà không cần quá lo lắng về tác dụng phụ của nó.
Tuy nhiên, vì thành phần chứa nhiều dưỡng chất hỗ trợ trị bệnh nên những người đang dùng thuốc như: Thuốc điều trị tiểu đường hoặc thuốc chống đông máu cần thận trọng khi sử dụng nấm Chaga. Nếu không các thành phần trong nấm có thể phản ứng hay kích thích hiệu quả của thuốc cao hơn gấp nhiều lần gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Lưu ý khi dùng nấm Chaga
Nếu thuộc nhóm đối tượng có thể sử dụng nấm Chaga để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe, bạn cần lưu ý:
- Chọn mua đúng nấm Chaga chất lượng cao, tốt nhất là loại thu hoạch ở Siberia - Nga (bởi đây được đánh giá là khu vực sản sinh nấm Chaga chứa thành phần đa dạng dưỡng chất có tác dụng cao nhất).
- Tìm đến những công ty lớn, uy tín để được tư vấn, hỗ trợ mua sản phẩm chất lượng về sử dụng.
- Cần xác định đối tượng dùng nấm Chaga là ai để có cách chế biến và liều dùng hợp lý.
- Để tránh ảnh hưởng đến chất lượng, lượng nấm Chaga chưa dùng đến đến cần được bảo quản nấm Chaga hợp lý. Cụ thể bạn cần: Vệ sinh nấm, phơi khô sau đó lưu trữ ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng như nơi có độ ẩm quá cao.
- Để đạt hiệu quả mong muốn, nên dùng nấm Chaga mỗi ngày đều đặn đúng giờ và đúng liều lượng khuyến cáo.
Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc "ai không nên uống nấm Chaga?" cũng như lưu ý khi sử dụng loại nấm này. Dù có ngoại hình không được đẹp mắt nhưng bù lại trong nấm Chaga chứa rất nhiều thành phần hoạt chất quý hiếm, mang đến những giá trị tuyệt vời cho người sử dụng. Tuy nhiên nếu thuộc nhóm đối tượng không nên uống nấm Chaga, hãy cân nhắc tìm sản phẩm khác phù hợp hơn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn nhé!