1. Mục tiêu đào tạo
- SV hiểu rõ bản chất, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu của khoa học Địa lí và khoa học Giáo dục.
- Nắm vững những tri thức địa lí cơ bản và mối quan hệ với các hiện tượng, các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như tổ chức lãnh thổ ngành vùng các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam.
- Nắm được lí luận dạy học cơ bản, tiếp cận và thực hiện được các phương pháp dạy học hiện đại. Từ đó, có khả năng giảng dạy các kiến thức địa lí cho học sinh THPT đáp ứng chương trình phân ban phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường THPT hiện nay.
2. Điểm mạnh chương trình:
- Cập nhật Chương trình THPT thường xuyên.
3. Nội dung chương trình
- Kiến thức giáo dục đại cương
Trình bày và phân tích được những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng CSVN;Nêu được một số điều khoản trong hiến pháp, các luật liên quan trực tiếp đến quyền hạn, nghĩa vụ của người công dân; Giải thích được vai trò quan trọng của nhân cách nhà giáo trong giáo dục HS; Trình bày và phân tích được những yêu cầu cụ thể về phẩm chất đạo đức của người GV và biểu hiện của nó trong thực tiễn.
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
+ Các môn cơ sở: Bản đồ học đại cương; Địa chất học; Vật lí thiên văn; Địa lí tự nhiên đại cương; Địa lí KT-XH đại cương; Ứng dụng GIS trong dạy học và nghiên cứu địa lí; Biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; Địa danh học; Địa lí địa phương; Phương pháp nghiên cứu khoa học Địa lí; Thực địa Địa chất - Bản đồ; Thực địa Địa lí tự nhiên; Thực địa Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam…
+ Các môn chuyên ngành: Địa lí tự nhiên các châu lục; Địa lí tự nhiên Việt Nam; Địa lí KT-XH thế giới; Địa lí KT-XH Việt Nam; Lí luận dạy học địa lí; PP dạy học địa lí ở trường phổ thông; Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa; Hoạt động ngoại khóa địa lí; Dạy học tích hợp trong môn Địa lí; Kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí; Ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học địa lí; Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm; Thực tập sư phạm…
- Kỹ năng tích lũy:
+ Có kỹ năng làm việc nhóm, báo cáo thuyết trình các vấn đề của địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội, tài nguyên - môi trường và thiên tai được đề cập đến trong chương trình đào tạo.
+ Có kỹ năng áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào các quá trình dạy học địa lí ở các trường trung học phổ thông;
+ Có khả năng nghiên cứu tìm hiểu tự nhiên, kinh tế -xã hội khu vực, địa phương phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập địa lí và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.
+ Có kỹ năng sư phạm, vận dụng những hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp vào việc dạy học địalí ở các trường trung học phổ thông.
4. Phẩm chất và năng lực cần có
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt và phẩm chất chính trị vững vàng;
- Đồng thời cần có các năng lực sau đây: Năng lực tìm hiểu người học và môi trường giáo dục; Năng lực giáo dục; Năng lực dạy học; Năng lực giao tiếp; Năng lực đánh giá trong giáo dục; Năng lực hoạt động xã hội; Năng lực phát triển nghề nghiệp.
5. Cơ hội việc làm
- Sinh viên tốt nghiệp ra trường có đủ sức khỏe, năng lực chuyên môn và kỹ năng dạy học môn Địa lí ở các trường THPT, THCS;
- Hoặc có thể tham gia nghiên cứu khoa học tại các viện, trung tâm, cơ quan ban ngành có liên quan đến chuyên môn Địa lý đã được đào tạo. Cụ thể: Chủ trì và tham gia thực hiện các đề tài NCKH về KT - XH, như: Tổ chức lãnh thổ kinh tế, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Dân số - Phát triển, Chất lượng cuộc sống dân cư, Phát triển các ngành kinh tế...; các đề tài về PPDH, như: Đổi mới phương pháp dạy học, Phát triển năng lực, Tích hợp giáo dục Dân số - Môi trường, Giáo dục Biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, Giáo dục Biển đảo, Giáo dục kĩ năng sống.. qua môn Địa lí.
- Những SV giỏi có thể được nhận nhiệm sở tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm hoặc được tiếp tục đào tạo đặc cách ở bậc học cao hơn - bậc sau đại học.
- Làm việc trong các cơ quan, ban ngành liên quan đến quy hoạch và tổ chức lãnh thổ, quản lý tài nguyên - môi trường, giảm thiểu tai biến thiên nhiên; cán bộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, công nghiệp, giáo dục dân số, hướng dẫn viên du lịch…
6. Bằng cấp nhận được: Bằng tốt nghiệp Chính quy Cử nhân Sư phạm Địa lý.
7. Cơ hội học tiếp trình độ cao hơn
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học sẽ có cơ hội học tiếp bậc cao hơn là Thạc sĩ và Tiến sĩ ở các trường đại học trong nước và nước ngoài.
8. Cảm nhận của cựu sinh viên
“Ấn tượng về các thầy, cô trong Khoa Địa lý đối với sinh viên chúng em rất sâu sắc. Thật lòng khi bước chân vào học ở Khoa, chúng em vẫn còn rất dao động, nhưng thầy, cô đã luôn động viên để chúng em được vững tin và có được thành công như ngày hôm nay. Nghĩ lại, chúng em lại thấy rất biết ơn quý thầy, cô”.
- Nguyễn Kiên (Cựu sinh viên ngành Sư phạm Địa lí, Khóa 20).
- Đơn vị công tác: Sở giáo dục và Đào tạo Tỉnh Quảng Ngãi
- Chức vụ: Phó Giám đốc
- Email: nkien@quangngai.edu.vn
9. Đối tác chiến lược:
- Các Sở GD&ĐT, các trường THPT luôn có sự hợp tác đào tạo, thực tập, tuyển dụng…