Mặc dù hai từ “hear” và “listen” đều có nghĩa là nghe, nhưng kỳ thực chúng có ý nghĩa khác nhau trong đa số trường hợp. Và chúng ta không thể đồng nhất cách dùng chúng. 1) Về ý nghĩa: A. “Hear” Nghe thoáng qua, cái mà trong tiếng Anh gọi là “ to be aware of sounds with ears”- nghe mà chưa có sự chuẩn bị và chủ tâm trước khi nghe. Ví dụ: I can’t hear very well (Tôi nghe không rõ lắm). He could hear a dog barking (Anh ta có thể nghe được tiếng chó sủa). B. “Listen” Nghe chú ý và có chủ tâm ai đó, cái gì vừa mới được nghe thấy ( to pay attention to sb/ sth that you can hear) Ví dụ: I listened carefully to her story (Tôi đã chăm chú nghe cô ta kể chuyện). Listen! What’s that noise? Can you hear it? (Lắng nghe, tiếng động gì đấy nhỉ? Anh có nghe thấy không?) Sorry, I wasn’t really listening? (Xin lỗi, Tôi không chú ý lắm.) 2) Về cách dùng: A. “Hear ” “Hear” không được dùng trong các thời tiếp diễn Ví dụ: She heard footsteps behind her (Cô ta nghe thấy tiếng bước chân đi ngay đằng sau). “Hear” đi với động từ nguyên thể có “to”- V to infinitive Ví dụ: She has been heard to make threats to her former lover (Người ta nghe đồn cô ta đã đe dọa người yêu cũ của cô). “Hear” không đi với giới từ. B. “ Listen” “Listen” được dùng trong các thời tiếp diễn. Ví dụ: Listen! What’s that noise? Can you hear it? (Nghe này, tiếng động gì đấy nhỉ? Anh có nghe thấy không?) Sorry, I wasn’t really listening. (Xin lỗi, Tôi không chú ý lắm.) “ Listen” được dùng để lưu ý mọi người một điều gì đó Ví dụ: Listen, there’s something I will have to tell you (Lắng nghe này, tôi sẽ phải nói với anh một điều). “Listen” thường đi với giới từ. Ví dụ: Why won’t you listen to reason? (Sao mà anh chẳng chịu nghe theo lẽ phải) Trên đây là những sự khác biệt rõ nét nhất về ý nghĩa, cách dùng giữa “Hear” và “Listen”. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp người ta cũng có thể đồng nhất ý nghĩa của hai động từ này. Ví dụ: I hear what you’re saying (= I have listened to your opinion), but you’ re wrong (Tôi nghe theo ý kiến của anh đây, nhưng anh sai rồi).
Ba từ clever, smart và intelligent thường hay được hiểu với nghĩa thông minh nhưng sắc thái ý nghĩa của ba từ này có nét khác nhau. Trong ba từ này, intelligent là từ mang đúng nghĩa thông minh nhất. Intelligent đồng nghĩa vớibrainy, dùng để chỉ người có trí tuệ, tư duy nhanh nhạy và có suy nghĩ lô-gíc hoặc để chỉ những sự vật, sự việc xuất sắc, là kết quả của quá trình suy nghĩ. Her answer showed her to be an intelligent young woman. (Câu trả lời của cô ấy cho thấy cô ấy là một cô gái thông minh). What an intelligent question! (Đó là một câu hỏi thông minh đấy!) Smart là một tính từ có rất nhiều nghĩa, trong đó cũng có ý nghĩa gần giống với intelligent. Tuy nhiên, intelligent chỉ khả năng phân tích, giải quyết vấn đề một cách khoa học và hiệu quả, còn smart lại chỉ sự nắm bắt nhanh nhạy tình hình hoặc diễn biến đang xảy ra. The intelligent math students excelled in calculus. (Những học sinh giỏi toán học môn tích phân trội hơn những học sinh khác). He found an intelligent solution to this problem. (Anh ấy đã tìm ra một giải pháp hợp lý cho vấn đề này). Smart lawyers can effectively manipulate juries. (Những luật sư giỏi có thể tác động lên cả hội đồng xét xử). That was a smart career move. (Đó là một quyết định nhảy việc sáng suốt). Với nghĩa thông minh, smart còn được dùng với những vũ khí có khả năng tự định vị mục tiêu hoặc được điều khiển bằng máy tính như smart weapon, smart bomb. Ngoài ra, smart còn được dùng để chỉ diện mạo bên ngoài, thường là chỉ cách ăn mặc của một người. Trong trường hợp này, smart mang nghĩa là sáng sủa, gọn gàng, hay thời trang. You look very smart in that suit. (Cậu mặc bộ vest đó trông bảnh lắm!) They are having lunch in a smart restaurant. (Họ đang ăn trưa ở một nhà hàng sang trọng). Clever lại chỉ sự lanh lợi hoặc khôn ngoan. As a child, she was a clever girl. (Ngay từ bé, nó đã là một cô bé lanh lợi). She is clever to get what she wants. (Cô ấy đã đạt được những gì mình muốn một cách khôn ngoan). Tuy nhiên, clever thường được dùng với nghĩa lành nghề, khéo léo. Trong trường hợp này, cleverđồng nghĩa với skilful. He is clever with his hands. (Anh ấy rất khéo tay). The factory needs clever workers. (Nhà máy cần những công nhân lành nghề).
Trong tiếng Anh có nhiều từ cũng có nghĩa là “một mình” như alone, solitary, lonely, lone. ALONE (tính từ & trạng từ) : Alone khi được sử dụng sau động từ to be sẽ mang nghĩa không có ai bên cạnh, tách khỏi những người, vật khác. She looked forward to being alone in own flat. (Cô ấy mong được sống một mình trong căn hộ riêng). Alone còn được sử dụng với động từ feel. Cụm từ “feel alone” mang sắc thái nghĩa mạnh hơn, không chỉ là một mình mà còn là cô đơn, không hạnh phúc. Alone không được sử dụng trước danh từ, do vậy chúng ta sẽ không nói hoặc viết an alone lady. Trong tiếng Anh khẩu ngữ, alone còn được diễn đạt theo cách khác là: on my (your, his, her, our, their) own và by oneself (myself, yourself, etc) cũng có nghĩa là làm gì đó một mình. SOLITARY (tính từ) :dùng được cho cả người và vật. Đối với danh từ chỉ người, solitary mang nghĩa giống như alone; còn khi đi với danh từ chỉ vật, solitary trơ trọi. The only signal of human on the island was a solitary villa. (Dấu hiệu duy nhất của con người trên hòn đảo đó là một căn nhà trơ trọi). Khác với alone, chúng ta có thể dùng solitary trước danh từ, nhưng không được sử dụng trước động từ. Danh từ của tính từ này là solitude. LONELY ( tính từ) :thể hiện tâm trạng cô đơn, có thể được sử dụng sau động từ to be và động từto feel. She was/ felt very lonely when she moved to the new island. (Khi phải chuyển về sống tại hòn đảo mới, cô ấy cảm thấy rất cô đơn). Trong một số tạp chí của Mỹ, có mục dành riêng cho những người muốn kết bạn được gọi là lonely hearts Trong tiếng Anh-Mỹ, lonely có thể được thay thế bằng lonesome mà sắc thái, ý nghĩa không thay đổi. LONE (tính từ) : mang nghĩa đơn lẻ, đơn chiếc, không có sự hiện diện của người hoặc vật khác. Để tránh hiểu nhầm về sắc thái nghĩa, các bạn hãy xem ví dụ dưới đây: The lone police officer in the pard had to call for reinforcement. (Viên cảnh sát đang đứng một mình trong công viên đã phải gọi thêm lực lượng hỗ trợ). Khác với Alone, Lone luôn được đặt ngay trước danh từ. Lone parent = single parent dùng để chỉ những người đàn ông hoặc phụ nữ nuôi con một mình.
Trước hết phải khẳng định với bạn rằng đây này là 3 từ đồng nghĩa (synonyms) - đều có nghĩa là sợ, vì vậy trong một số trường hợp 3 từ này có thể dùng thay thế cho nhau. * Don’t be scared / afraid / frightened! I’m not going to hurt you. (Đừng sợ, ta không làm cháu đau đâu). Cả 3 tính từ này đều có cấu trúc of + -ing và to + infinitive. Tuy nhiên, frightened không thể dùng cùng với đại từ (pronom) hay danh từ (noun). * He’s afraid of / scared of / frightened of flying in small planes. (Anh ta sợ đi máy bay nhỏ). * He’s a strict teacher. Everyone seems to be afraid of / scared of him. (Ông ấy là một giáo viên nghiêm khắc. Có vẻ ai cũng sợ ông). * She seemed too scared to swim where there were such big waves. (Cô ấy có vẻ sợ bơi những nơi có sóng lớn). * After such an experience she’s afraid to go anywhere near the sea. (Sau lần đó, cô ấy sợ đi bất cứ đâu gần biển). * I was too frightened to jump in at the deep end of the pool. (Tôi quá sợ nên không dám nhảy xuống chỗ sâu nhất của bể). Có thể nói scared by hay frightened by something, nhưng không thể dùng afraid trong trường hợp này: * She was scared by / frightened by the hooting of the owl. (Cô ấy sợ tiếng kêu của con cú). Một điểm khác nữa, đó là afraid không thể đứng trước danh từ, chỉ dùng sau động từ; còn scared và frightened có thể dùng được ở cả 2 vị trí: * He seemed afraid. (Có vẻ anh ta sợ). * He appeared frightened. (Anh ta trông có vẻ sợ hãi). * He was, without doubt, a frightened man. (Rõ ràng anh ta là người bị làm cho sợ hãi). I’m afraid… còn được dùng với một nghĩa khác - I regret that I have to tell you that… (Tôi lấy làm tiếc phải nói rằng …) - đây là cách lịch sự để thông báo tin xấu. * I’m afraid there was an accident at the crossroads. Your son was seriously injured. (Tôi lấy làm tiếc phải báo rằng có một vụ tai nạn giao thông ở ngã tư và con trai cô bị thương khá nặng).
See và watch đều mang nghĩa là nhìn/xem/quan sát. Sắc thái nghĩa cũng như cách dùng hai động này khiến người dùng dễ nhầm lẫn. Để tránh được điều này, dưới đây là một số tham khảo dành cho bạn: Khái quát về see và watch See mang nghĩa là nhìn ai/cái gì bằng mắt, thường không có chủ ý rõ ràng hay mục đích gì cả và hành động see chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn. Watch có nghĩa là nhìn/ ngắm ai/cái gì có chủ tâm trong khoảng thời gian lâu hơn. Ví dụ: We could just see him in the distance. (Tôi có thể nhìn thấy anh ấy từ đằng xa). My dog helps me to watch the house. (Con chó giúp tôi coi nhà). Watch thường được dùng với thì tiếp diễn. See thườngkhông được dùng với thì tiếp diễn nhưng see có thể được dùng với can để nói về một điều gì đó đang xảy ra. Ví dụ: I can see my father sitting in the living - room, but I tried not see who he was sitting with. (Tôi nhìn thấy bố tôi đang ngồi trong phòng khách, nhưng tôi không tìm hiểu xem ông ấy đang ngồi với ai). He was surprised to see Lucy standing there. (Anh ấy ngạc nhiên khi nhìn thấy Lucy đang đứng ở đó). I can see what you are saying.(Tôi có thể hiểu những gì anh đang nói). See/hear + that - clause Chúng ta thường dùng I see và I hear cùng với that - clause để chỉ ra rằng chúng ta đã nhận thấy (note) một điều gì hoặc chúng ta hiểu (understand) hoặc nắm bắt (gather) được những gì đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra. Ví dụ: I hear/understand/gather that you are planning to quit your job.(Tôi nghe nói bạn có ý định bỏ việc). I see/understand/gather that she has left him.(Tôi nghe phong thanh là cô ấy đã bỏ người yêu). Cách dùng see và watch: SEE: 1. See = meet (khi see mang nghĩa này thì có thể được dùng ở dạng tiếp diễn) Ví dụ: I’ll see you outside the office at 5:00 pm. (Tôi sẽ gặp anh ở cổng cơ quan vào lúc 5 giờ chiều). He is seeing the dentist tomorrow. (Ngày mai anh ấy sẽ đến gặp nha sỹ). You must really stop seeing him. He is an unkind person. (Cậu không được gặp anh ta nữa. Anh ta là một kẻ không đứng đắn). 2. See = find out (Khi nó mang nghĩa này thì không được dùng ở dạng tiếp diễn) Ví dụ: I’ll go and see if she need my help. (Tôi sẽ đi xem cô ấy có cần tôi giúp gì không?) She came back home to see if she left her mobile phone.(Cô ấy đã về nhà xem có để quên di động ở nhà không?) 3. See = accompany Ví dụ: It is impossible for you to find his company. I’ll just see you to the door.(Bạn không thể tìm thấy công ty của anh ấy đâu. Tôi sẽ đi cùng với bạn đến đó). It is not so dark, but can you just see me?.(Trời không tối lắm, nhưng cậu có thể đi cùng với tớ không?) WATCH: 1. Watch = be careful about, take care of Ví dụ: We must watch the time or we will miss the train.(Chúng ta phải để ý thời gian nếu không sẽ lỡ tàu). Watch that you don’t spend your too much money on unuseful things.(Cậu nhớ đừng tiêu tốn quá nhiều tiền vào những đồ linh tinh). 2. Watch = look after Ví dụ: Can you just watch our baby for moment while I am buying some milk.(Anh có thể trông con một lát trong khi em đi mua sữa không?)
Hai từ “fairly” và “rather” đều có nghĩa là “khá”. Tuy nhiên nếu như fairly thường đi với các tính từ hoặc các trạng từ mang sắc thái ngợi khen, tích cực như bravery (dũng cảm), good (tốt), nice (đẹp),well (tốt) thì rather lại hay kết hợp với các tính từ hoặc trạng từ mang hàm ý chê bai, không tích cực như bad (xấu), stupid (ngốc nghếch), ugly (xấu xí). Ví dụ: Her elder sister is fairly bold, but her younger sister is rather shy.(Chị gái của cô ấy khá bạo dạn nhưng cô em gái lại khá nhút nhát). Tom walks fairly fast, but Peter walks rather slowly.(Tom đi khá nhanh nhưng Peter lại đi khá chậm). He was fairly relaxed.(Anh ta đã khá thoải mái). She was rather tense.(Cô ấy khá căng thẳng). Khi kết hợp với danh từ, fairly luôn đứng sau mạo từ không xác định (a/an) còn rather lại có thể đứng trước hoặc sau mạo từ không xác định. Ví dụ: This is a fairly light box.(Cái hộp này khá nhẹ). This is rather a heavy box.(Cái hộp này khá nặng). Khi kết hợp với các tính từ hoặc trạng từ như fast (nhanh), slow (chậm), thin (gầy), thick (dày), hot(nóng), cold (l ạnh), bạn sử dụng “fairly” với hàm ý đồng tình hoặc sử dụng “rather” với hàm ý phản đối. Ví dụ: This cup of coffee is fairly hot. (1) (Tách cà phê này khá nóng). This cup of coffee is rather hot. (2) (Tách cà phê này nóng quá). Trong câu (1) người nói hàm ý anh ta thích uống cà phê nóng. Từ “fairly” được sử dụng để bày tỏ sự đồng tình của người nói còn trong câu (2), người nói hàm ý rằng cốc cà phê của anh ta quá nóng và anh ta chưa thể uống ngay được. Từ “rather” được sử dụng để bày tỏ thái độ phản đối của người nói. Ngoài ra “rather” đứng trước các từ như “alike, like, similar, different” và trước so sánh hơn. Khi đó “rather” có nghĩa là “hơi hơi”. The weather was rather worse than I had expected.(Thời tiết hơi xấu hơn tôi tưởng). Siamese cats are rather like dogs in some ways.(Mèo Thái Lan và chó có một số điểm hơi giống nhau). “Rather” được dùng với các danh từ như: Disappointment (sự thất vọng), disadvantage(sự bất lợi),nuisance (sự khó chịu), pity (sự tiếc nuối), shame (điều không may, sự hổ thẹn), joke (trò đùa) Ví dụ: It is rather a nuisance that we can’t park here.(Có điều hơi bất tiện là chúng ta không thể đỗ xe ở đây). It is rather a shame that he has to work at weekends.(Thật là thiếu công bằng khi anh ta phải làm việc vào cuối tuần). Khi đi với các tính từ hoặc trạng từ mang sắc thái tích cực như amusing(ngạc nhiên), clever (thông minh), good (tốt), pretty (xinh đẹp), well (tốt), thì “rather” cùng nghĩa với “very”. Ví dụ: She is rather clever = She is very clever. (Cô ấy rất thông minh). Với cách sử dụng này “rather” bao hàm sắc thái ngợi khen hơn so với khi sử dụng từ “fairly”. Ví dụ: It is a fairly good play.(Vở kịch tương đối hay). It is rather a good play.(Vở kịch rất hay). Như vậy “rather” và “fairly” có sự khác biệt rất rõ ràng.
Ba từ special, especial, particular có sự khác nhau về mặt ý nghĩa và cách sử dụng. Special là một tính từ thường gặp, dùng để chỉ những vật, sự việc, con người có đặc điểm hay tính chất khác biệt so với những vật, sự việc, người khác. Khi dùng tính từ special, người nói muốn nhấn mạnh đến sự khác biệt so với những cái bình thường, thông thường khác (distinguished). You’re a very special person in my life - never forget that. (Đừng bao giờ quên rằng em là một người rất đặc biệt trong cuộc đời anh). à người nói muốn nhấn mạnh “em” chứ không phải là một người nào khác On special occasions we have wine with our meal, but certainly not everyday. (Trong những dịp đặc biệt, chúng tôi mới uống rượu trong bữa ăn chứ không phải ngày nào cũng thế). à người nói muốn nhấn mạnh đến những dịp đặc biệt như lễ, tết, Noel, v.v chứ không phải là những bữa ăn thông thường hàng ngày Especial ít được sử dụng hơn, chỉ trường hợp nổi trội, đáng chú ý hơn hẳn khi được so sánh với những trường hợp khác. Hiện nay, especial chỉ được dùng với một số danh từ như value, interest.Especial thường để nhấn mạnh sự ngoại lệ (exceptional). The Koh-i-noor diamond, now among the British crown jewels, has especialvalue as its history dates back to the 14th Century. (Viên kim cương Koh-i-noor trong bộ sưu tập trang sức của hoàng gia Anh có giá trị đặc biệt vì nó có xuất xứ từ thế kỷ 14). à so với các viên kim cương khác, viên kim cương Koh-i-noor có giá trị vượt trội nhờ có xuất xứ lâu đời của nó The lecture will be of especial interest to history students. (Bài giảng này sẽ đặc biệt thu hút những sinh viên lịch sử). à những sinh viên học môn lịch sử sẽ cảm thấy hứng thú với bài giảng này hơn hẳn so với những sinh viên học môn khác As an only child, she got especial attention. (Là con một nên cô bé nhận được sự quan tâm đặc biệt). à so với những đứa trẻ khác thì cô bé nhận được sự quan tâm đặc biệt hơn vì cô bé là con một Thường thì người ta hay nhầm lẫn giữa hai tính từ especial và special vì chúng có ý nghĩa hơi giống nhau, đều chỉ sự đặc biệt nhưng particular lại mang môt ý nghĩa hoàn toàn khác. Particularcũng là một tính từ thường gặp, dùng để chỉ những cá nhân, sự vật, sự việc cụ thể, chi tiết. Tính từ này nhấn mạnh vào sự cụ thể (specific) chứ không phải sự chung chung (general). There is one particular patient I’d like you to see. (Tôi muốn anh khám cho một bệnh nhân đặc biệt này). Is there any particular type of book he enjoys? (Anh ấy có thích đọc cụ thể một loại sách nào không?) Ba tính từ này tuy có ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau nhưng hai phó từ especially vàparticularly lại có cùng ý nghĩa “đặc biệt hơn tất cả” (above all) và được dùng nhằm mục đích nhấn mạnh. Hai phó từ này cũng đồng nghĩa với thành ngữ in particular. These butterflies are noticeable in April and May, especially in these meadows. (Loài bướm này có nhiều vào tháng 4 và tháng 5, nhất là trên các đồng cỏ). You’ll enjoy playing tennis at our local club, especially on weekdays when it’s not so busy. (Bạn sẽ thích chơi tennis ở câu lạc bộ của chúng tôi, nhất là vào các dịp cuối tuần khi mà câu lạc bộ không đông người chơi lắm). The road between Cairo and Alexandria is particularly dangerous at night. (Con đường nối Cairo và Alexandra đặc biệt nguy hiểm vào ban đêm). He loves science fiction in particular. (Anh ấy thích nhất là truyện khoa học viễn tưởng). Còn phó từ specially lại có ý nghĩa là “dành riêng cho một đối tượng cụ thể”. Phó từ này được dùng trong trường hợp muốn nhấn mạnh “một mục đích cụ thể”. This shower gel is specially designed for people with sensitive skins. (Dầu gội này dành riêng cho những người có da đầu nhạy cảm). This computer programme is specially designed for children with learning difficulties. (Chương trình máy tính này được lập trình riêng cho những trẻ em gặp khó khăn trong học tập). My father made this model aeroplane specially for me. (Bố tôi làm chiếc máy bay mô hình này riêng cho tôi).
Hai động từ “do” và “make” thường gây lung túng cho người học vì cả hai đều có thể dịch là “làm” trong tiếng Việt, đôi khi không biết phải chọn dùng từ nào cho đúng. Dưới đây là một vài điểm cần lưu ý về hai động từ này giúp bạn đưa ra phương án lựa chọn phù hợp với từng trường hợp cụ thể. 1. Cách dùng “do” - Dùng “do” cho các hoạt động hằng ngày, chú ý rằng những hoạt động này thường là không tạo nên vật gì cụ thể, không sáng tạo nên cái mới. do housework do the ironing do the dishes do a job - Dùng “do” khi nói “làm” một cách chung chung, không đề cập chính xác tên của hoạt động. Thường đi với các từ: something, nothing, anything, everything… I’m not doing anything today. He does everything for his mother. She’s doing nothing at the moment. - Một số cách nói phổ biến dùng “do”: do one’s best do good do harm do a favour do business 2. Cách dùng “make” - Dùng “make” diễn tả các hoạt động tạo nên cái gì đó cụ thể mà bạn có thể chạm vào được. make food make a cup of tea / coffee make a mess - Một số cách nói phổ biến dùng “make”: make plans make an exception make arrangements make a telephone call make a decision make a mistake make noise make money make an excuse make an effort
Cả hai cách viết trên đều đúng tuy nhiên mỗi cách viết lại mang một ý nghĩa khác nhau. 1. số đếm + year(s) old: Đây là cụm từ được dùng để nói về tuổi tác hết sức quen thuộc trong tiếng Anh. Ví dụ: How old are you ? I’m eight years old. (Cháu mấy tuổi rồi? Cháu tám tuổi rồi ạ). The house is said to be 100 years old.(Người ta nói rằng ngôi nhà này 100 năm tuổi rồi). It is believed that the missing boy is only three years old.(Người ta tin chắc rằng cậu bé bị mất tích mới chỉ ba tuổi thôi). The baby is two months old.(Em bé được hai tháng tuổi rồi). Thông thường người Anh luôn dùng dạng số nhiều “years”, “months” hay “weeks”… khi nói về tuổi tác và dạng số ít khi là 1 tuổi, 1 tháng tuổi, 1 tuần tuổi… My Dad said that I used to cry a lot when I was one year old.(Bố bảo hồi một tuổi tôi rất hay khóc nhè) 2. số đếm - year - old: là một cụm từ được dùng như một tính từ, có tác dụng bổ nghĩa cho một danh từ. Nó là một phần trong công thức về cụm tính từ đặc biệt: số đếm + danh từ. Bởi vậy, danh từ trong cụm này luôn được để ở dạng số ít. Ví dụ: A twelve-year-old boy (một bé trai mười hai tuổi) a twelve-seater mini bus (một chiếc xe buýt nhỏ mười hai chỗ ngồi) two-seater sofa (ghế sofa dành cho hai người/ có hai chỗ ngồi; hay còn gọi là “love seat” trong tiếng Anh Mỹ) a five-dollar note (một tờ năm đô la) a four-wheel drive car (một chiếc xe bốn bánh) Ten-year old Lukas is a brilliant pianist.(Cậu bé Lukas 10 tuổi là một nghệ sĩ piano tài năng) My brother did a three- month motor racing course last year.(Năm ngoái em trai tôi đã tham gia một khoá học đua xe motor ba tháng). Hãy chú ý, chỉ danh từ được cụm tính từ này bổ nghĩa mới có thể ở dạng số nhiều. Ví dụ: three five-kilo bags of rice (ba túi gạo loại 5 cân) two forty-page books (hai cuốn sách 40 trang)
1. EXPECT: chúng ta sử dụng động từ này khi muốn thể hiện sự tin tưởng rằng một điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai. · She expected him to arrive on the next train. (Cô ấy trông mong anh ấy về trong chuyến tàu sắp tới). 2. HOPE: nghĩa là hi vọng. · He hopes that his favorite TV program would not be cancelled. (Anh ấy hi vọng chương trình TV yêu thích của mình sẽ không bị hoãn). 3. ANTICIPATE: động từ này mang nghĩa “đưa ra quyết định, hành động và tin rằng một hành động, sự kiện khác nào đó sẽ xảy ra”. · He anticipated the fall in the stock market by selling all his shares. (Anh ấy tin rằng giá cổ phiếu sẽ giảm mạnh nên đã bán hết lượng cổ phiếu đang nắm giữ). 4. LOOK FORWARD TO: cụm động từ này mang nghĩa “hân hoan đợi chờ một điều nào đó sẽ xảy ra trong tương lai”. · He was looking forward to a long holiday once the contract was signed. (Anh ấy háo hức chờ đợi đến kì nghỉ sau khi hợp đồng được kí kết). Look forward to thường được dùng trong phần cuối khi viết thư từ - thể hiện sự mong chờ phía bên kia phúc đáp lại. · I look forward to hearing from you again. (Tôi rất mong sớm nhận được hồi âm của anh/chị). · I am looking forward to getting information from you soon. (Mình rất mong sớm nhận được thông tin của cậu.)
Cả ba từ help, aid và assist đều mang nghĩa là trợ giúp hoặc giúp đỡ. Tuy nhiên giữa chúng cũng có sự khác nhau trong cách sử dụng. Help là từ được sử dụng phổ biến hơn cả trong khi giao tiếp. Ví dụ: Can I help you? (Tôi có thể giúp gì được cho bạn?) Could you help me to move this table? (Bạn có thể giúp tôi di chuyển cái bàn này được không?) Tuy nhiên, trong văn viết, đặc biệt là văn viết mang tính chất nghi thức, trang trọng, người ta rất ít khi dùng help mà thay vào đó người ta sử dụng aid hoặc assist. Aid có thể dịch sang tiếng Việt là viện trợ. Ví dụ như: military aids có nghĩa là viện trợ quân sự, hay grant aid có nghĩa là viện trợ không hoàn lại. Thông thường thì aid được dùng trong trường hợp những khoản giúp đỡ mang tính chất tiền bạc. Ví dụ: The project has been greatly aided by the generosity of local business. (Dự án này nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía các doanh nghiệp ở địa phương). Động từ assist có nghĩa là làm giúp những phần đơn giản trong công việc cho một người khác. Chẳng hạn như mẹ bạn đang nấu ăn và bạn làm phụ bếp, giúp mẹ bạn những việc lặt vặt, trong trường hợp này bạn có thể dùng assist. Trong khi đó, aid có nghĩa là công việc nào đó quá khó khăn với bạn và người ta giúp bạn làm một phần công việc quan trọng vì thể mà bạn có thể hoàn thành công việc một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: The successful applicant will assist the manager. (Những ứng cử viên trúng tuyển sẽ làm trợ lý cho giám đốc). The new feature is designed to aid inexperienced users. (Những tính năng mới này được thiết kế để hỗ trợ cho những người sử dụng chưa có kinh nghiệm).
Hai động từ này có nghĩa giống nhau nhưng cách dùng khác nhau. Nếu sau chủ ngữ không có một tân ngữ gián tiếp nào (tức là ta không đề cập đến đối tượng nào nghe trong câu) thì phải dùng to say, ngược lại thì dùng to tell. S + say + (that) + S + V… He says that he is busy today. Henry says that he has already done his homework. Nhưng nếu sau chủ ngữ có một tân ngữ gián tiếp (có đề cập đến người nghe) rồi mới đến liên từ that thì phải dùng to tell. S + tell + indirect object + (that) + S +V… He told us a story last night. He tells me to stay here, waiting for him. To tell cũng thường có tân ngữ trực tiếp. Luôn dùng to tell khi nói đến các danh từ sau đây, cho dù có tân ngữ gián tiếp hay không: Tell a story ajoke asecret a lie the truth (the) time Never tell a secret to a person who spreads gossip. The little boy was punished because he told his mother a lie.
Nhóm từ horrible và horrific, terrible và terrific đôi khi gây lúng túng cho người đọc về cách ứng dụng vào các văn cảnh nhất định. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về nhóm từ này, xin đưa ra một vài sự khác biệt giữa chúng. “horrible, horrific, terrible, terrific” - đều là những tính từ và như chúng ta biết, tính từ trong tiếng Anh thường đi theo cặp hoặc nhóm, chúng ta có thể tìm thấy khuôn mẫu trong ý nghĩa của chúng. Bởi vậy, chúng ta có: - Bored (chán ngán) và boring (gây chán ngán, nhàm chán) - Interested (quan tâm) và interesting (làm quan tâm) Song cả 4 từ mà chúng ta bàn tới trong bài đều không tuân theo khuôn mẫu này. Horrible (kinh khủng) và horrific (kinh hoàng) đều có quan hệ với danh từ horror: ‘Horror’ nghĩa là sự khiếp sợ, sự choáng váng hay kinh tởm. Vì vậy nếu chúng ta nói ‘Something is horrific’ thì nghĩa là nó làm ta cảm thấy horror (khiếp sợ, ghê rợn hay kinh hoàng ). Chúng ta có thể nói về ‘a horrific war’ ( một cuộc chiến tranh kinh hoàng) hay ‘a horrific illness’ (một căn bệnh khủng khiếp). Như vậy ‘horrible’ trên thực tế có thể có nghĩa giống với ‘horrific’, ngoài ra nó còn mang một ý nghĩa khác - khó chịuhay kinh tởm - vì thế chúng ta có thể nói ‘ a horrible traffic accident’ (một tai nan giao thông đáng ghê sợ) hoặc: ” Ugh! This coffee is horrible’ (Ôi, loại cà phê này thật là kinh khủng). Tuy nhiên, khi xét về mặt sắc thái ý nghĩa thì horrific mang trường độ mạnh hơn. Nếu chúng ta nói về ‘ a horrific war'(một cuộc chiến tranh kinh hoàng) thì mạnh hơn là ‘a horrible war’ ( một cuộc chiến tranh kinh khủng). Mặt khác, cần phải nhớ rằng ‘horrible’ thường được sử dụng trong tiếng Anh giao tiếp thông dụng hàng ngày còn ‘horrific’ lại mang nghĩa trang trọng hơn. Bạn thường bắt gặp từ này trên báo chí hoặc trong sách vở chứ nó ít được sử dụng trong đàm thoại. Terrible cũng mang cả nghĩa của horrible, vì vậy chúng ta có thể nói: - “A terrible accident” (một tai nạn ghê sợ) hay - “A terrible cup of coffee” (một tách cà phê kinh khủng) Chúng ta cũng thường sử dụng từ này với một nghĩa chung chung là ‘very bad’ (rất xấu). Vì vậy bạn có thể nói: - ” This movie is terrible” (Bộ phim này thật chán.) hay: - ” This actor is terrible ” (Diễn viên này thật dở). Mặt khác, “terrific” hầu hết thường có nghĩa là ‘very good’ (rất tốt). Bởi thế: Câu “This homework is terrific” (Bài tập về nhà này rất tốt) là đối ngược với câu ” This homework is terrible” ( Bài tập về nhà này thật tồi). Terrific cũng có thể có nghĩa là ‘very strong’ (rất mạnh) hay ‘very intense’ (rất mãnh liệt), chúng ta có thể nói ‘terrific speed’ (tốc độ kinh hồn) - ” The car is travelling at terrific speed” (Chiếc xe phóng đi với tốc độ kinh hồn). Như vậy, việc ứng dụng các tính từ trên là phụ thuộc vào ý nghĩa riêng biệt của chúng. Hy vọng rằng sự giải thích trên đây sẽ giúp bạn vận dụng thật tốt nhóm tính từ horrible, horrific, terrible, terrific trong các tình huống giao tiếp.
Xem thêm bài khác: 12 Thì trong tiếng anh
Link nội dung: https://liveproject.edu.vn/phan-biet-trong-tieng-anh-a66671.html