Khi chỉnh nha, một số trường hợp các bạn được bác sĩ chỉ định thêm việc cắm vít - trụ xoắn làm bằng titan hoặc kim loại đặc biệt, cấy vào xương hàm nhằm làm neo cho việc đặt lực tác động lên răng và di chuyển răng theo mong muốn của nha sĩ. Cùng tìm hiểu về kỹ thuật này trong bài viết dưới đây.
Vis là những trụ xoắn làm bằng titan hoặc kim loại đặc biệt, cấy vào xương hàm nhằm làm neo cho việc đặc lực tác động lên răng và di chuyển răng theo mong muốn của nha sĩ. Vít niềng thường có kích thước nhỏ với nhiều site khác nhau, đường kính có thể là 1,4 - 2 mm và chiều dài từ 6-12 mm.
Mini vít là một tiến bộ vượt trội của chuyên ngành nắn chỉnh răng. Trước đây, khi chưa có mini vít, việc kiểm soát điểm đặt lực vững vàng trong miệng rất khó khăn. Hiện nay, cấy vít sẽ rút ngắn thời gian điều trị và sắp đều răng nhanh hơn.
Chỉ định của mini vít ngày càng rộng và đa dạng, nha sĩ sẽ tùy vào các trường hợp đặc thù mà cấy vít cho bạn:
- Với những bạn răng bị hô, vẩu, răng mọc chìa ra ngoài, trông ít thẩm mỹ và mất cân đối trên cung hàm quá nhiều thì việc đặt minivis để tạo chốt cố định tăng lực kéo khi nắn chỉnh răng là vô cùng cần thiết.
- Trường hợp khách hàng bị mất các răng cụ thể như răng số 6 - là điểm cố định quan trọng trong niềng răng thì bệnh nhân cần phải được cắm minivis để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình niềng răng diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
- Hầu hết những ca niềng răng đều phải nhổ răng (nhổ răng khôn, răng mọc ngầm…) đối với niềng răng mắc cài thường sẽ nhổ răng số 4 để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển đồng thời nhờ có sự hỗ trợ của các khí cụ mà răng sẽ di chuyển tốt. Nếu xương hàm của bạn quá cứng, răng sẽ di chuyển lâu hơn nên cần cắm minivis để kéo khít khoảng trống của răng bị nhổ. Nhờ thế, khả năng bồi lấp khoảng trống trên cung hàm khi niềng sẽ nhanh hơn, quá trình chỉnh nha thuận hạn chế tối đa thời gian niềng.
Để vis không gây đau nhức hay bị viêm nhiễm sau cấy, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
Ngay sau cấy vis
- Đầu tiên, cơn đau nhẹ có thể xuất hiện vì vậy bạn nên chườm đá ngoài mặt tại vị trí tương ứng trong miệng, bạn nên chườm 10 phút sau đó nghỉ 10 phút để tránh đau và sưng, nếu cơn đau khiến bạn khó chịu nhiều có thể sử dụng thuốc giảm đau sau khi ăn nhẹ.
- Ngày đầu tiên bạn cũng nên ăn đồ mềm nguội thôi.
- Sau cắm vít rất ít trường hợp bị chảy máu tại vị trí vít tuy nhiên có một vài vị trí đặc biệt bạn có thể cảm thấy hơi rỉ máu tại chỗ hoặc cảm giác miệng hơi tanh, điều đó là rất bình thường. Vì khi cắm vít thì niêm mạc tại chỗ có thể tổn thương một chút gây nên tình trạng rỉ máu này, thông thường nó sẽ hết ngay hoặc sau khoảng 30ph đến 1h.
Những ngày tiếp theo
Thứ 1: Vấn đề về chăm sóc răng miệng
+ Cách chải răng
Đầu tiên, bạn phải rất thận trọng với việc chải răng, chải nhẹ nhàng tại vị trí có vít, không thúc mạnh đầu bàn chải vào các đầu vít. Một số bạn quen dùng bàn chải điện thì lại cần cẩn thận hơn, bàn chải điện có cơ chế rung, bạn không được rung bàn chải vào đầu vít làm như vậy sẽ tạo ra các vi dịch chuyển khiến vít di động và rơi ra khỏi miệng theo thời gian.
Tuy không thúc mạnh bàn chải vào đầu vít nhưng bạn vẫn cần vệ sinh đầu vít sạch sẽ, bạn có thể dùng các tăm bông tẩm nước muối, betadine như hướng dẫn tại phòng khám, hoặc đơn giản hơn dùng các bàn chải kẽ, tẩm nước muối và nhẹ nhàng luồn 360 độ xung quanh vít cũng như vùng lợi tiếp giáp.
+ Dùng nước súc miệng
Trước khi đi ngủ ngoài việc đã chải răng thì bạn nên súc miệng bằng nước muối, vì khi ngủ dòng chảy nước bọt giảm tiết, vi khuẩn dễ hoạt động mạnh, việc súc miệng là rất hữu ích.
Thứ 2: Chế độ ăn uống sau khi cấy vít
Bạn không được ăn đồ dính, dai, cứng các loại này có thể cuốn và lắc đầu vít gây lỏng vít.
Bạn cũng không được nghiến siết răng mạnh, khi gắng sức hay stress chúng ta hay siết chặt hàm răng, nhiều bạn còn có thói quen cắn đồ vật. Đây là những thói quen không tốt cho sự ổn định lâu dài của vít chỉnh nha.
Thứ 3: Kiểm soát tình trạng sưng, đau
Trường hợp bạn bị đau, buốt khó chịu nên có thể sử dụng một ít thuốc giảm đau như ibuprofen, thường thì bạn cũng chỉ cần uống giảm đau ở 1-2 ngày đầu tiên. Nếu đau giai dẳng thì cần báo nha sĩ để nha sĩ giải quyết giúp bạn.
Trường hợp bạn bị sưng nề, ửng đỏ quanh vị trí cấy vít thì cần kiểm tra nhẹ nhàng độ di động của vít, nếu vít không ổn định, có di động trong xương thì có thể vít đã không đủ chắc chắn, bạn cũng không cần quá lo lắng, hãy sát khuẩn nhẹ với nước muối và đi đến nha sĩ để nha sĩ lấy ra và lên kế hoạch cấy vít khác cho bạn.
Có một số tình huống vít có thể gây đau và nhiệt miệng do cọ xát môi má vào vùng cấy: tình huống này đặc biệt hay gặp khi cấy vít răng cửa hàm dưới, hàm trên. Bạn cần hạn chế các cử động môi má với biên độ lớn, giữ vị trí cấy vít thật sạch sẽ và chườm đá vào vùng đau cũng là bí quyết quan trọng. Tại Nha Khoa Thùy Anh chúng tôi thường hay phủ bịt đầu vít tại những vị trí được tiên lượng trước sẽ cọ niêm mạc cho bệnh nhân thoải mái nhất.
Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy vị trí cấy vít bị vùi bởi mô mềm, tình huống này hay gặp khi cấy vít hàm dưới, bạn không cần lo lắng, đến khi cần sử dụng, nha sĩ có thể bộc lộ và gắn khí cụ vào dễ dàng, đơn giản.
Thứ 4: Chế độ nghỉ ngơi, vận động
Các hoạt động thể chất với vận động đối kháng như chơi bóng chuyền, bóng đá cũng cần thận trọng, chấn thương nếu không may gặp, và lại va đập trực tiếp vào vùng vít không những làm bạn đau, rách môi má mà còn có thể gãy vít, lỏng vít.
Trên đây là những chỉ dẫn cơ bản của bác sĩ chỉnh nha tại Nha Khoa Thùy Anh trong việc chăm sóc những mini vít tại nhà. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc bạn có thể liên hệ với phòng khám theo số điện thoại dưới đây, bác sỹ Nha Khoa Thùy Anh luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc.
Trên đây là thông tin về khí cụ vis trong chỉnh nha, hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu được trường hợp nào nên cấy vis và những vấn đề cần lưu ý sau cấy vis từ đó giúp bạn có được tâm lý thoải mái hơn trong quá trình chỉnh nha, khi được bác sĩ chỉ định cấy minivis niềng răng. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ tại nha khoa Thùy Anh theo địa chỉ dưới đây.
Link nội dung: https://liveproject.edu.vn/vis-la-gi-a66676.html