Tham Quan Di Tích Lịch Sử Nhà Tù Phú Quốc – Địa Ngục Trần Gian

Nhà tù Phú Quốc có địa chỉ hiện nay ở Số 350 Nguyễn Văn Cừ, thuộc xã An Thới, huyện đảo Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang, nằm trên tỉnh lộ 46, cách trung tâm thị trấn Dương Đông 28km về phía Nam và cách Khu du lịch Bãi Khem 2km.

Vào thời kỳ kháng chiến, tại đây chính quyền thực dân, đế quốc và tay sai đã giam cầm hàng trăm tù binh với những hình thức tra tấn dã man, đầy man rợ. Nơi đây cũng chính là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh (40.000 tù binh nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ).

nha-tu-phu-quoc-009
Nhà tù Phú Quốc

“Trong Chiến tranh Việt Nam, tù binh chiến tranh tại Trại giam tù binh Phú Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra tấn như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống… Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế…”(Theo số liệu thống kê từ Wikipedia)

Đến với nhà tù Phú Quốc bạn sẽ tận mắt thấy những việc làm dã man, những khổ hình ghê gớm nhất mà con người phải chịu đựng. Qua đó ta càng thêm khâm phục tinh thần kiên cường bất khuất và lòng yêu nước của các chiến sĩ đã ngã xuống nơi đây. Từ đó càng cảm thấy có tránh nhiệm hơn với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay, nền độc lập thống nhất mà cha ông ta đã phải đánh đổi bằng xương máu của mình.

Một số hình ảnh Nhà tù Phú Quốc khi du khách tham quan di tích lịch sử này:

nha-lao-cay-dua-1
Khách tham quan bên trong Khu di tích

Khu Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc ngày nay nằm trên khu vực chính “Nhà lao cây dừa” trước đây. Ở bên trong có nhà trưng bày hiện vật hai tầng và ngoài trời là khu trưng bày những hiện vật nguyên gốc, gần như nguyên vị trí. Hiện nay, một phần trong số 12 khu trại giam khi xưa đã và đang được tỉnh Kiên Giang phục hồi và tôn tạo nhằm mục đích giáo dục truyền thống cách mạng, cũng là điểm tham quan lịch sử của du khách trong và ngoài nước khi đi du lịch Phú Quốc. Vào năm 1996, Nhà tù Phú Quốc chính thức được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia và bắt đầu mở cửa đón du khách đến tham quan. Nhà lao Cây Dừa đã đi vào văn học qua cuốn ký sự lịch sử của nhà văn Chu Lai.

nha tu phu quoc
Phía cổng vào khu di tích (Nhà tù Phú Quốc giờ mở cửa từ 8-17h và miễn phí giá vé tham quan các ngày trong tuần)

Nhà tù Phú Quốc giờ mở cửa từ 8h- 11h30 sáng và từ 13h30-17h chiều. Miễn phí giá vé tham quan Nhà tù Phú Quốc, tuy nhiên đoàn đi nên tip cho thuyết minh viên khoảng 100-200.000đ tùy vào số lượng khách.

Hang rao kem Nha tu Phu Quoc
Hàng rào kém Nhà tù Phú Quốc

Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế. Tuy nhiên, vẫn có một số ít tù binh trốn được khỏi Nhà tù.

Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc có tất cả là 12 khu, được đánh số từ khu 1 đến khu 12. Riêng khu 13, 14 được xây dựng thêm vào cuối năm. Mỗi khu trại giam có khả năng chứa khoảng 3000 tù binh.

nha-tu-phu-quoc-14
Khu giam giữ tại nhà tù Phú Quốc

Một khu giam giữ thường có diện tích 100m2, giam giữ từ 70 đến 120 người. Ở khu biệt giam diện tích chỉ dưới 30m2 nhưng khi cao điểm chúng giam tới 180 người, có lúc nhiều hơn. Lúc đông người phải thay đổi nhau, người này nằm, người kia phải ngồi.

dong-dinh-1
Tù binh bị tra tấn bằng cách đóng đinh

“Đóng đinh”: những chiếc đinh 3 phân được dùng để đóng vào các ngón tay của tù binh trong quá trình tra tấn. Mỗi lần bị đóng đinh, xương ngón tay của người tù bị vỡ nát.

Ngoài ra còn có loại đinh 7, 8 phân hoặc cả tấc để đóng vào thân người tù ở các vùng: cổ chân, khớp vai, mắt cá, ống quyển, đầu. Có người bị đóng đinh đến chết, sau này khi bốc mộ vẫn còn đinh găm trong hài cốt. Những hố chôn tập thể hàng nghìn người và những chiếc đinh 8 đến 12 phân còn găm ở xương đầu, ống chân, bàn chân, đầu gối, cánh tay… trên các hài cốt được tìm thấy.

roi-ca-duoi
Tù binh bị tra tấn bằng roi cá đuối

“Roi cá đuối”: giám ngục dùng những chiếc roi cá đuối dài, đem phơi để đánh tù. Trước khi bị đánh, tù binh phải cởi áo để bị đánh vào da thịt trần. Roi cá đuối thường quấn lấy thân nạn nhân, rồi giật ra, làm da thịt bị đứt theo. Giám ngục sau đó có thể lấy muối ớt xát vào da thịt nạn nhân.

Đầu năm 1970, phái đoàn Hồng Thập Tự Quốc tế khi đến thị sát nhà tù Phú Quốc đã bắt gặp một chiếc roi cá đuối dính máu khô.

Kích thước chuồng cọp có rất nhiều loại, có loại cho tù binh nằm trên đất cát, có loại buộc tù binh phải nằm trên dây kẽm gai, có loại chỉ nằm hoặc đứng; có loại chỉ ngồi lom khom; loại phải đứng lom khom, không đứng thẳng được mà ngồi xuống thì sẽ phải ngồi trên dây kẽm gai.

nha-tu-phu-quoc-5
Tù binh trong chuồng cọp kẽm gai

Tù binh phải cởi áo, quần dài, chỉ được mặc quần cụt để phơi nắng, phơi sương, dầm mưa suốt ngày đêm.

nha-tu-phu-quoc-3
Các tù binh phải ăn cơm nhạt

“Ăn cơm nhạt”: Mỗi ngày địch phát cho tù binh một ca nước, hai nắm cơm nhỏ. Trước mỗi bữa ăn, địch đánh tù binh mỗi người 5-10 gậy với lý do để máu lưu thông. Tù binh không được ăn muối, sau hai tháng mắt sẽ bị mờ, sau 5-6 tháng liền có người bị mù hẳn.

lon-vi-sat
Tù binh bị tra tấn băng hình thức lộn vỉ sắt

“Lộn vỉ sắt”: các tấm vỉ sắt loại có lỗ tròn và đầy mấu để mắc vào nhau và lật ngửa làm “đường băng sân bay” rồi bắt tù binh cởi áo, cởi quần ngoài, chỉ còn chiếc quần đùi. người tù bị bắt cắm đầu xuống vỉ sắt lộn ra sau, sau vài lần là lưng người tù tóe máu, đầu bị bứt tóc, tróc da tơi tả.

nha-tu-phu-quoc-9
Dùng ván gỗ và ốc vít để ép vào ngực hoặc ép giữa hai tấm ván dày để dùng vồ đập
dap-thung-phi
Phương thức tra tấn dã man - Gõ thùng

“Gõ thùng”: lấy thùng phi úp lên tù binh đang ngồi xổm, rồi gõ vào thùng. Tù binh sẽ bị đau đầu, sẽ bị điếc vì tiếng gõ mạnh và sức ép không khí.

Đáng sợ hơn, cũng bằng cách gõ vào thùng phi đổ đầy nước, bên trong thùng là tù binh. Kiểu tra tấn này có thể khiến tù binh bị hộc máu vì sức ép của nước.

nha-tu-phu-quoc-13
Tra tấn bằng cách”Đục răng” và “bẻ răng”

“Đục răng” và “bẻ răng”: kê đục vào sát chân răng của người tù, dùng búa đóng làm răng gãy văng ra.

nem-vao-thung-nuoc-soi
Lấy bao bố trùm lên người tù binh rồi ném vào chảo nước sôi

“Lấy bao bố trùm lên người tù rồi ném vào chảo nước sôi”: Ba người tù ở phân khu C6 đã bị luộc chết.

tra-tan-tu-nhan
Dùng đèn pha công suất lớn rọi thẳng vào mắt tù binh

Dùng đèn pha công suất lớn rọi thẳng vào mắt, để sát mặt người tù trong thời gian dài cho nổ con ngươi.

dot-ha-bo
Dùng lửa đốt miệng, bộ phận sinh dục của tù binh
nha-tu-phu-quoc-4
Chôn sống tù binh
nha-tu-phu-quoc-8
Mỹ - Ngụy cho xây dựng các biệt giam

Giữa năm 1968, phong trào đấu tranh của tù binh lên cao, Mỹ - Ngụy cho xây dựng các biệt giam 2,4,5,6, trong đó biệt giam B2 khủng khiếp và tàn ác nhất. Nhà giam này ban đầu nền bằng đất tuy nhiên sau đó có nhiều cuộc vượt ngục của các tù binh nên Mỹ cho tráng nền xi măng, khung sắt, mái tôn bao bọc cho khu này là lớp vỉ sắt, trên phủ bạt, rất nóng và chật chội.

nha-tu-phu-quoc-11
Hàng rào dây kẽm gai phía bên ngoài được canh gác cẩn thận
nha-tu-phu-quoc-6
Hình ảnh mô phỏng thời kỳ đó hàng nghìn chiến sĩ lần lượt chết gục trong trại giam vì không chịu nổi sự tra tấn của địch
nha-tu-phu-quoc-7
Cảnh đào hầm vượt ngục của các tù binh ở dưới hầm bên trong nhà tù
phuquoc-21
Cảnh đào hầm vượt ngục của các tù binh ở dưới hầm bên trong nhà tù
phu-quoc2
Những màn tra tấn man rợn tại nhà tù Phú Quốc

Bất kể khu vực trưng bày trong nhà hay ngoài trời thì các hiện vật nguyên gốc vẫn còn được lưu giữ và vị trí của chúng cũng gần như không thay đổi, giúp du khách cảm nhận và hình dung một cách chân thực nhất về những màn tra tấn man rợn tại nhà tù Phú Quốc - nơi được gọi là địa ngục trần gian trong thời kỳ chiến tranh, nơi khiến người xem cũng phải kinh ngạc và hãi hùng về sự tàn ác của chế độ thực dân và đế quốc.

Bên cạnh đó, còn có nghĩa trang liệt sỹ - nơi các chiến sĩ cộng sản đã anh dũng hy sinh trước sự tra tấn dã man, hay tượng đài hình nắm tay - mang ý nghĩa biểu trưng cho sự hiên ngang, tinh thần vùng lên đấu tranh của những tù binh Phú Quốc trước sự đàn áp của quân xâm lược.

dai-tuong-niem
Đài tưởng niệm liệt sĩ ở Nhà tù Phú Quốc
chu-tich-nuoc-thap-huong-tuong-niem
Ảnh Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - “Một chiến sĩ Cộng sản cũ đã từng bị giam cầm ở đây” thăm lại Nhà tù Phú Quốc và thắp hương tưởng niệm những người đồng đội đã ngã xuống (Theo: Báo tuoitre.vn)

Mỗi năm khu di tích đón hơn 10 nghìn lượt khách. Có những tù binh cũ trở về thăm lại nhà ngục xưa. Nhiều du khách trẻ tuổi ở mọi miền đất nước, khi đến Phú Quốc du lịch, ngoài những thắng cảnh nổi tiếng, cũng không quên ghé thăm di tích này. Khách nước ngoài đến thăm di tích mỗi lúc một đông hơn. Còn học sinh trên đảo thường đến đây để học những trang sử sống động về Phú Quốc và lịch sử đấu tranh của dân tộc. Nếu có cơ hội du lịch Phú Quốc, bạn hãy ghé thăm nhà tù Phú Quốc và thắp hương tưởng niệm cho những liệt sĩ đã ngã xuống vì bảo vệ đất nước Việt Nam nhé!

nha-tu-phu-quoc-1
Du khách tham quan nhà tù Phú Quốc

DulichquocteDaiViet

Sưu tầm

Link nội dung: https://liveproject.edu.vn/nha-tu-phu-quoc-gia-ve-a67104.html