New Zealand là quốc gia đa văn hóa, có nhiều định cư chọn nơi đây để sinh sống, học tập. Vì thế, nhiều người thắc mắc New Zealand nói tiếng gì? PTE Life sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này trong nội dung dưới đây.
Tiếng Anh hiện nay đã trở thành ngôn ngữ chính thức của New Zealand với lý do là nó được sử dụng phổ biến hơn các ngôn ngữ khác trong giao tiếp hàng ngày.
Trên khắp đất nước New Zealand, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi và trở thành ngôn ngữ thông dụng nhất. Điều này dẫn đến việc các du học sinh quốc tế tại New Zealand sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu giao tiếp hàng ngày của du khách và người nhập cư tại đây.
Với sự phổ biến rộng rãi trong cộng đồng, tiếng Anh đóng vai trò quan trọng và được công nhận là ngôn ngữ chính thức tại New Zealand.
Tuy nhiên, để giải đáp chi tiết, đầy đủ cho câu hỏi “New Zealand nói tiếng gì?” bạn đọc đừng bỏ qua những phần tiếp theo của bài viết dưới đây.
Như đã nói ở phần đầu bài viết, New Zealand là quốc gia đa sắc tộc bởi chính sách nhập cư mở cửa. Chính vì thế, ngôn ngữ tại đất nước này không chỉ sử dụng tiếng Anh mà còn các hình thức giao tiếp khác.
Tiếng Māori, ngôn ngữ truyền thống của người bản địa Māori tại New Zealand, đã từng là ngôn ngữ chính được sử dụng trong quá khứ của đất nước này.
Tuy nhiên, hiện nay tiếng Māori không còn phổ biến rộng rãi như tiếng Anh. Tuy vậy, việc học tiếng Māori vẫn mang ý nghĩa quan trọng đối với những ai muốn thâm nhập vào văn hóa bản địa, định cư hay làm việc lâu dài tại New Zealand.
Kiến thức về tiếng Māori giúp người nước ngoài dễ dàng hòa nhập và thích ứng với môi trường mới tại xứ sở của chim kiwi, đồng thời tạo điều kiện tốt hơn cho việc tương tác và hiểu biết với cộng đồng Māori.
Người dân New Zealand thường được gọi là “Kiwi,” lấy theo tên của chim biểu tượng quốc gia - chim Kiwi.
Trong giao tiếp hàng ngày, họ thường sử dụng tiếng lóng. Bạn có thể nghe được các từ này cả ở các đô thị lớn và vùng nông thôn.
Một số từ lóng phổ biến tại New Zealand bao gồm: “Barbie” - nghĩa là thịt nướng, “Bro” - để chỉ bạn bè, “Bush” - để chỉ rừng bản địa, “Footy” - để chỉ bóng bầu dục, “Gidday” - là cách chào hỏi, “Heaps” - nghĩa là rất nhiều, “Knackered” - để diễn tả mệt mỏi,…
Tiếng lóng ở New Zealand có sự đa dạng về ngữ pháp và phát âm, dẫn đến việc ban đầu du khách có thể gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ này.
Ngôn ngữ ký hiệu New Zealand (viết tắt là NZSL) là ngôn ngữ giao tiếp cho cộng đồng người khiếm thính ở New Zealand.
Đáng chú ý, New Zealand đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận NZSL là ngôn ngữ chính thức. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của đất nước này trong việc bảo vệ quyền lợi và thúc đẩy phúc lợi xã hội cho những công dân có nhu cầu đặc biệt.
Hành động này tôn vinh tinh thần nhân đạo và bình đẳng của xã hội New Zealand đối với mọi cộng đồng dân cư trong nước, đảm bảo rằng mọi người đều có quyền truy cập và tham gia vào xã hội một cách đầy đủ và công bằng.
Vậy người New Zealand nói tiếng gì? Câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất bao gồm 4 ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Mãori, tiếng lóng kiwi, ngôn ngữ ký hiệu NZSL.
Tiếng Anh tại New Zealand có phát âm khác với tiếng Anh chuẩn mà chúng ta học, dẫn đến sự bỡ ngỡ ban đầu của nhiều người mới đến đây.
Cụ thể, có sự khác biệt trong phát âm của các nguyên âm ngắn:
Ngoài ra, tiếng lóng New Zealand cũng rất đa dạng về từ vựng và cách sử dụng. Điều này làm cho du khách ban đầu gặp khó khăn vì họ chưa quen với cách phát âm đặc trưng và ngôn ngữ lóng địa phương. Khi mới giao tiếp bạn sẽ cảm thấy tiếng Anh của người bản địa bị khó nghe, cần phải có thời gian để thích nghi và dần quen với ngữ điệu địa phương.
Bên cạnh việc tìm hiểu về ngôn ngữ, nếu bạn có dự định sang New Zealand sinh sống, học tập, làm việc, hãy dần làm quen với các cụm từ thông dụng dưới đây để sớm bắt nhịp với văn hóa giao tiếp của người bản địa.
Trên đây, PTE Life đã dùng kinh nghiệm và những kiến thức sưu tầm được để trả lời câu hỏi “New Zealand nói tiếng gì?”. Hãy theo dõi ptelife.com.vn để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác.
Link nội dung: https://liveproject.edu.vn/tieng-new-zealand-a67794.html