Chanh dây: Dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe và cách ăn

Chanh dây là một loại trái cây nhiệt đới có vị chua thanh được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là những người quan tâm đến sức khỏe. Mặc dù quả chanh dây có kích thước nhỏ nhưng lại rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và các hợp chất khác có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là thông tin dinh dưỡng trong quả chanh dây, lợi ích sức khỏe và cách ăn.

1. Giới thiệu về chanh dây

Chanh dây (hay còn gọi là chanh leo) là quả của cây Passiflora, một loại hoa thuộc chi Lạc tiên. Nó có lớp vỏ bên ngoài cứng, bao bọc một lớp hạt bên trong. Có nhiều giống chanh dây khác nhau về kích thước và màu sắc, trong đó các giống màu tím và vàng là loại phổ biến nhất. Cụ thể:

Mặc dù chanh dây là loại trái cây có xuất xứ nhiệt đới, một số giống vẫn có thể tồn tại ở vùng khí hậu cận nhiệt đới. Vì lý do này, mà chanh dây được trồng ở khắp nơi trên thế giới, cả ở Châu Á, Châu Âu, Châu Úc cũng như Nam và Bắc Mỹ.

2. Giá trị dinh dưỡng trong quả chanh dây

Chanh dây là một nguồn cung cấp dinh dưỡng và khoáng chất dồi dào, đặc biệt là chất xơ, vitamin C và vitamin A. Ước tính trong một quả chanh dây tím có chứa:

Mặc dù trông có vẻ không nhiều nhưng hãy đây lại là lượng dinh dưỡng có trong một loại trái cây nhỏ chỉ với 17 calo. Nó còn cung cấp chất xơ, vitamin C và vitamin A, giàu các hợp chất thực vật có lợi, bao gồm cả carotenoid và polyphenol.

Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy chanh dây giàu polyphenol hơn nhiều loại trái cây nhiệt đới khác như vải, xoài, chuối, đu đủ và dứa. Ngoài ra, quả chanh dây cũng cung cấp một lượng nhỏ chất sắt. Cơ thể của bạn thường không dễ hấp thụ chất sắt từ thực vật. Tuy nhiên, chất sắt trong chanh dây lại đi cùng rất nhiều vitamin C, được biết là có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu sắt.

Quả chanh dây là nguồn cũng cấp dưỡng chất dồi dào

3. Lợi ích sức khỏe của quả chanh dây

Do thành phần dinh dưỡng tuyệt vời của nó, chanh dây có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.

3.1. Giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, là những phân tử không ổn định có thể làm hỏng tế bào khi xuất hiện với số lượng lớn. Chanh dây chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và giàu vitamin C, beta carotene (tiền vitamin A) và polyphenol.

Hạt chanh dây cũng chứa nhiều piceatannol một loại polyphenol giúp cải thiện độ nhạy insulin ở nam giới bị thừa cân, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khi được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung.

3.2. Nguồn chất xơ dồi dào

Một quả chanh dây cung cấp khoảng 2 gam chất xơ - đây được xem là một lượng khá nhiều cho một loại quả nhỏ như vậy. Chất xơ đóng vai trò quan trọng để giúp đường ruột của bạn hoạt động khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón. Nhưng đa phần mọi người đều không ăn đủ chất xơ cần thiết mỗi ngày. Chất xơ hòa tan giúp làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, đồng thời ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến. Chế độ ăn giàu chất xơ được chứng minh là có liên quan đến việc giảm nguy cơ nhiều loại bệnh tật, bao gồm bệnh tim, tiểu đường và béo phì.

4. Vỏ chanh dây có tác dụng giảm viêm

Hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong vỏ chanh dây có thể mang lại tác dụng chống viêm mạnh mẽ nếu được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung. Một nghiên cứu nhỏ đã điều tra tác động của vỏ chanh dây tím đối với các triệu chứng của bệnh hen suyễn trong 4 tuần. Kết quả nhóm dùng chất bổ sung đã giảm được tình trạng thở khò khè, ho và khó thở.

Trong một nghiên cứu khác ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, những người dùng chiết xuất vỏ chanh dây tím cho biết ít bị đau và cứng khớp hơn những người không dùng chất bổ sung.

Nhìn chung, công dụng của chất chống oxy hóa đối với chứng viêm và đau ở những người bị viêm xương khớp vẫn chưa rõ ràng và cần có những nghiên cứu bổ sung để chứng minh thêm.

Thực phẩm bổ sung chiết xuất vỏ chanh dây có tác dụng giảm viêm

5. Nhược điểm cần lưu ý của chanh dây

Chanh dây thường rất an toàn để ăn đối với hầu hết mọi người, tuy nhiên vẫn có một số người nhất định bị dị ứng với loại quả này. Những người bị dị ứng với latex - loại protein có trong mủ cao su tự nhiên, là có nguy cơ dị ứng chanh dây cao nhất.

Vỏ quả chanh dây tím cũng có thể chứa các hóa chất gọi là Cyanogenic glycoside. Chúng có thể kết hợp với các enzym để tạo thành chất độc xyanua và có khả năng gây độc với số lượng lớn. Tuy nhiên, lớp vỏ cứng bên ngoài của chanh dây ít khi được ăn và cũng thường được coi là không ăn được.

6. Hướng dẫn cách ăn chanh dây

Để ăn loại trái cây nhiệt đới này, bạn cần cắt lát hoặc xé vỏ để lộ phần thịt quả và hạt nhiều màu sắc bên trong. Hạt có thể ăn được, vì vậy bạn có thể ăn cùng với phần thịt quả và nước trái cây. Màng trắng tách vỏ khỏi thịt cũng có thể ăn được, nhưng hầu hết mọi người không ăn vì nó rất đắng.

Chanh dây rất linh hoạt và có thể được sử dụng theo nhiều cách. Một số người thưởng thức trái cây sống trong khi một số khác lại ưa thích chế biến. Dưới đây là một số cách phổ biến hơn để chế biến chanh dây:

Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn nhẹ bổ dưỡng và kích thích vị giác thì chanh dây là một lựa chọn tuyệt vời. Với đặc tính chứa ít calo nhưng nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và chất chống oxy hóa, đã khiến cho chanh dây trở thành một nguồn bổ sung tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.

Quý khách vui lòng theo dõi website (www.vinmec.com) để có thêm thông tin hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Healthline.com

Link nội dung: https://liveproject.edu.vn/tac-dung-cua-chanh-day-a67863.html