Sơ đồ bố trí bàn thờ Thần Tài CHUẨN NHẤT (kèm hướng dẫn)
Sơ đồ bố trí bàn thờ Thần Tài cho biết vị trí chính xác của Ông Địa Thần Tài đặt ở đâu, các vật phẩm khác đặt như thế nào là đúng cách. Việc sắp xếp này rất quan trọng, nếu làm đúng sẽ kích hoạt phong thủy tốt lành, và nếu làm sai sẽ phạm vào đại kỵ khiến gia chủ gặp điều không may.
Xem toàn bộ bộ bài thời thần tài ông địa tại đây>>
Tại sao cần bố trí bàn thờ Thần Tài đúng chuẩn?
Xem thêm: Chuột phá bàn thờ ông Địa: Xử lý thế nào để tránh điềm xui rủi?
Bàn thờ Thần Tài Ông Địa được xem là nơi kết nối giữa gia chủ với các vị thần cai quản tài lộc, may mắn. Việc thờ cúng và bài trí đúng cách sẽ đem đến những điều tốt đẹp cho gia chủ, như là:
Thu hút vận may, tài lộc.
Phù hộ sức khỏe, bình an.
Thể hiện lòng thành tâm của gia chủ đối với thần linh.
Việc bài trí bàn thờ Thần Tài có những nguyên tắc riêng bắt buộc gia chủ phải tuân theo, ví dụ như hướng, vị trí và cách sắp xếp vật phẩm đúng trình tự,… Như đã nói ở trên, nếu làm đúng thì tự động tạo ra vượng khí tốt lành đem đến cho gia chủ những điều may.
Xem thêm: Lý giải: Bàn thờ ông Địa bị cháy báo hiệu điềm gì?
Cách bố trí bàn thờ Thần Tài Ông Địa đúng nhất
Vị trí & hướng đặt bàn thờ
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa: có thể đặt ở phòng khách, phòng bếp, trên tủ kệ,… tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện sau:
Ở nơi cao ráo, trang nghiêm;
Không bị khuất, không bị động chạm liên tục;
Nên tựa lưng vào tường;
Gần các nơi sinh khí tốt như cửa sổ, giếng trời,…;
Hướng đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa:
Hướng tốt nên chọn: hướng Tây Bắc, Đông Nam, Tây, Nam, Đông, Bắc.
Hướng xấu nên tránh: Đông Bắc, Tây Nam.
Lời khuyên: Gia chủ nên dựa vào tuổi mệnh của mình để chọn hướng đặt bàn thờ sao cho phù hợp. Tham khảo bảng sau:
Mệnh của gia chủHướng bàn thờ nên đặtMệnh Kim:Đông Bắc (Diên Niên), Tây Bắc (Sinh Khí), Tây Nam (Thiên Y).Mệnh Mộc:Tây Bắc (Diên Niên), Đông (Diên Niên), Đông Nam (Phục Vị).Mệnh Thủy:Tây (Diên Niên), Tây Nam (Sinh Khí), Tây Bắc (Thiên Y), Đông Bắc (Phục Vị).Mệnh Hỏa:Nam (Sinh Khí), Đông Nam (Diên Niên), Bắc (Thiên Y), Đông (Phục Vị).Mệnh Thổ:Đông Bắc (Diên Niên), Đông Nam (Phục Vị).
Vị trí đặt các vật phẩm trên bàn thờ
Tượng Ông Địa Thần Tài: Được đặt trước bài vị, Ông Địa nằm bên phải và Thần Tài sẽ nằm ở bên trái.
Hũ gạo, muối, nước: Đặt giữa tượng Thần Tài Ông Địa.
Bát hương: Đặt ở vị trí trung tâm bát thờ, bên trong chứa tro trấu hoặc cát tinh khiết và các loại đá quý.
Lọ hoa: Đặt bên tay phải bàn thờ.
Mâm bồng: Đặt bên trái bàn thờ.
Chén nước: Đặt trước bát hương và chính giữa bàn thờ
Bát tụ lộc: Đặt cạnh Cóc ngậm tiền hoặc Tỳ Hưu.
Tượng phật: Đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất của bàn thờ Ông Địa với chiều cao khoảng 1m hướng ra cánh cửa chính.
Cóc ngậm tiền: Ban ngày đặt quay mặt ra ngoài và ban đêm quay mặt vào trong nhà.
Tỳ Hưu: Đặt ở cung Tài hướng ra cửa chính hoặc cửa sổ.
Cây cảnh: Đặt ở 2 bên bàn thờ để tạo sự cân đối, hài hòa, nên cách tượng Ông Địa Thần Tài một khoảng nhất định để tránh tình trạng cây che tầm nhìn của các vị thần.
Mẫu sơ đồ, hình ảnh bàn thờ Thần Tài Ông Địa đúng cách
Lưu ý: Những hình ảnh dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc bố trí trên thực tế sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: loại bàn thờ, kích thước bàn thờ, khả năng tài chính của gia chủ,…
Sơ đồ bố trí bàn thờ Thần Tài tham khảo
Hình ảnh bàn thờ Thần Tài Ông Địa trên thực tế
Những kiêng kỵ & lưu ý khi bố trí, sắp xếp bàn thờ Thần Tài
Về vị trí: Tránh đặt bàn thờ dưới xà ngang, gần nhà vệ sinh, phòng ngủ, cửa ra vào, đối diện gương, dưới ánh nắng trực tiếp hoặc nơi có gió lùa, tránh gần các vật dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt,…
Về bài trí: Tránh đặt các vật phẩm sai vị trí sẽ khiến gia chủ gặp điều không may.
Về đồ thờ cúng: Nên chọn đồ mới, mẫu mã đẹp mắt, chất liệu phù hợp; các loại đồ cúng như hoa, quả thì cần tươi đẹp, thay mới thường xuyên.
Về thờ cúng: Nên thắp hương, dâng hoa quả thường xuyên, nhất là vào ngày 1, 15 hoặc lễ tết. Khi thờ cúng cần có niềm tin và lòng thành kính đối với thần linh. Nên thay nước của bình hoa, lau chùi đồ thờ cúng thường xuyên để giữ cho bàn thờ sạch sẽ, tinh tươm.
Điều cần tránh: Tránh di chuyển bàn thờ, chỉ di chuyển khi thực sự cần thiết; tránh để trẻ em nghịch ngợm, đụng chạm vào bàn thờ; tránh dùng tiền lẻ hoặc tiền âm phủ để cúng bái; tránh cúng đồ mặn tanh hay có mùi hôi; tránh nói chuyện to tiếng khi cúng bái;…
Thờ Ông Địa Thần Tài sao cho đúng?
Thời gian cúng bái & lễ vật
Hàng ngày: Khung giờ phù hợp là 6 - 7h và 18 - 19h. Lễ vật gồm: hộp bánh, đĩa hoa quả, chén nước, hoa tươi.
Ngày vía Thần Tài: Khung giờ nên cúng là 6 - 7h. Lễ vật gồm 1 miếng thịt luộc + 1 con tôm + 1 quả trứng luộc. Ngoài ra có thể thêm thịt heo quay, cá lóc nướng, rượu, vàng, giấy mã,…
Ngày 1 và 15 hàng tháng: Khung giờ đẹp là 7 - 9h. Lễ vật tùy chọn gồm trái cây, hoa tươi, trầu cau hoặc cúng mặn (rượu, gà, xôi, giò chả,…), cùng với đó là gạo, muối, vàng giấy, thuốc lá,…
Ngày tết: Nên cúng vào khung giờ 7 - 9h. Lễ vật gồm bộ tiền vàng + mâm ngũ quả + bánh kẹo + gạo, muối + hoa tươi + trầu cau + bộ Tam Sên (thịt heo luộc hoặc quay, 3 con tôm, 3 quả trứng) + mâm cúng mặn.
Nghi thức cúng bái
Trước khi cúng: Chuẩn bị lễ vật đầy đủ và bày biện bàn thờ sạch sẽ, tinh tươm.
Trong khi cúng: Người cúng ăn mặc lịch sự, gọn gàng. Khi cúng không được nói tục, chửi bậy, nói to tiếng. Không để trẻ em, vật nuôi quấy phá khi cúng. Đọc văn khấn tự soạn hoặc theo mẫu nhưng phải đảm bảo sự tôn trọng và thành kính.
Sau khi cúng: Lễ vật cần được đem cất trong nhà và sử dụng. Rượu, nước rưới tưới xung quanh khu vực trước nhà. Đồ mã đem đi hóa hết. Bánh kẹo có thể đem một nửa đi tán lộc. Riêng đồ cúng mặn thì gia đình sử dụng, không nên chia cho người ngoài kẻo mất lộc.
Văn khấn thờ cúng Thần Tài Ông Địa
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần Linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là (…)
Ngụ tại (…)
Hôm nay là ngày (…) tháng (…) năm (…)
Tín chủ thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!”
Có thể thấy, sơ đồ bố trí bàn thờ Thần Tài chỉ là điều kiện CẦN để gia chủ bắt đầu việc thờ cúng. Điều kiện ĐỦ chính là trong suốt quá trình thờ cúng, gia chủ cần giữ cho bàn thờ sự tôn nghiêm, trang trọng và bản thân mình phải hết sức tôn trọng và có niềm tin vào thần linh. Có như vậy việc thờ cúng mới đem lại hiệu quả, bản thân gia chủ cũng cảm thấy an tâm trong cuộc sống và kinh doanh, làm ăn.