Ngứa hậu môn là triệu chứng khó chịu thường gặp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đa số các trường hợp đều có thể cải thiện hiệu quả bằng cách dùng thuốc và thay đổi lối sống hàng ngày. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa một số vấn đề bệnh lý không mong muốn, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, người bệnh nên liên hệ ngay bác sĩ, từ đó có giải pháp khắc phục hiệu quả.
Ngứa hậu môn là tình trạng vùng da phía trong hoặc xung quanh hậu môn bị kích ứng, dẫn đến hiện tượng ngứa ngáy khó chịu. Hầu hết các trường hợp thường là dấu hiệu cho thấy vùng này đang bị viêm nhiễm. Cường độ ngứa và mức độ viêm có xu hướng tăng lên khi hậu môn bị tổn thương trực tiếp do gãi hoặc tiếp xúc với hơi ẩm. Trường hợp cơn ngứa tiến triển dữ dội, xuất hiện kèm triệu chứng đau, bỏng rát người bệnh có thể không chịu được. (1)
Ngứa vùng hậu môn được chia làm hai loại chính, bao gồm:
Ngứa hậu môn xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình phải kể đến như: (2)
Giun kim là loại ký sinh trùng có kích thước cơ thể nhỏ, màu trắng hoặc xám nhạt, phát triển và sinh sôi dựa vào chất dinh dưỡng lấy từ vật chủ. Môi trường sống chủ yếu là ruột và trực tràng của người bệnh, đẻ trứng xung quanh hậu môn vào ban đêm, gây ngứa ngáy. Giun kim xâm nhập vào đường tiêu hóa thông qua thực phẩm bẩn hoặc đồ dùng không đảm bảo vệ sinh. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em.
Rò hậu môn là những vết rách trên niêm mạc hoặc ống hậu môn, khiến dịch chảy ra ngoài, gây kích ứng da, dẫn đến đau và ngứa. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này là do chấn thương, bao gồm: táo bón, tiêu chảy trong thời gian dài, quan hệ tình dục qua đường hậu môn… Ngoài ra, ung thư, bệnh Crohn… cũng là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc rò hậu môn.
Trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch sưng to, hình thành bên ngoài hoặc bên trong hậu môn và trực tràng, gây cảm giác bỏng, ngứa. Trĩ ngoại (búi trĩ lớn bên ngoài hậu môn) có thể gây khó khăn cho việc vệ sinh sau khi đại tiện. Trĩ nội (trĩ bên trong trực tràng) thậm chí dẫn đến chảy máu, són phân hoặc đi đại tiện không tự chủ. Tất cả các trường hợp này đều gây kích ứng cho da, khiến hậu môn bị ngứa.
Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nhưng nhiều trường hợp có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Lúc này, trạng thái cân bằng tự nhiên bị mất, dẫn đến tiêu chảy. Một vài trường hợp còn xuất hiện nhiễm trùng nấm men do dùng thuốc kháng sinh. Từ đó, vùng da tại hậu môn dễ bị kích ứng, dẫn đến hiện tượng ngứa rát khó chịu.
Nấm Candida thường sống trong đường tiêu hóa, tích tụ ở ruột rồi di chuyển đến ống hậu môn gây nhiễm trùng nấm men. Loại ký sinh trùng này sinh trưởng và phát triển trong môi trường ẩm ướt, một số điều kiện thuận lợi phải kể đến gồm:
Những đối tượng dễ bị nhiễm nấm Candida gồm:
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể gây ngứa hậu môn, chẳng hạn như mụn rộp, mụn cóc, bệnh lậu… Trong đó, mụn cóc là yếu tố phổ biến nhất, do virus HPV gây ra. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục, phát triển bên trong và xung quanh hậu môn, sau đó có thể lây lan sang bộ phận sinh dục. Nếu tình trạng này không được điều trị sớm, mụn có nguy cơ sẽ xuất hiện nhiều hơn, về lâu dài còn dễ dẫn đến ung thư hậu môn.
Thói quen không vệ sinh kỹ sau khi đại tiện có thể gây ngứa rát hậu môn do chất thải còn sót lại. Do đó, tốt hơn hết là nên dùng giấy ướt, không mùi, dịu nhẹ để lau sơ, sau đó làm sạch lần nữa bằng giấy khô, mềm. Ngoài ra, một số thói quen không tốt như sử dụng nước nóng, xà phòng, xịt thơm, lau quá mạnh… cũng có thể khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên tồi tệ hơn. Nguyên nhân là do làn da hậu môn rất nhạy cảm, hàng rào bảo vệ dễ bị phá hủy dẫn đến kích ứng.
Nước ngọt có thể khiến cơ hậu môn bị nới lỏng, khiến phân rỉ ra ngoài, gây ngứa. Ngoài ra, một số loại thức ăn, đồ uống khác cũng gây kích ứng tương tự gồm:
Bệnh vảy nến thường xuất hiện ở những vùng da không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngứa hậu môn, ửng đỏ nhưng không có vảy. Cơn ngứa thường rất dữ dội, kèm cảm giác đau rát khi đại tiện.Tương tự, bệnh chàm cũng là nguyên nhân thường gặp, tăng tiết bã nhờn cũng có thể là yếu tố gây ngứa ngáy tại hậu môn.
Ngứa ở hậu môn rất dễ nhận biết bởi một số triệu chứng đặc trưng như sau: (4)
Để chẩn đoán ngứa hậu môn, bác sĩ sẽ tiến hành một số cách kiểm tra, từ đó xác định chính xác nguyên nhân. Các vấn đề người bệnh có thể cần trả lời chi tiết bao gồm:
Tiếp theo đó, người bệnh cũng có thể được kiểm tra trực tràng kỹ thuật số nhằm có kết quả chính xác nhất. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đeo găng tay vào một ngón tay (kết hợp bôi trơn), sau đó đi thông qua hậu môn vào trực tràng. Một số vấn đề có thể được xác định bao gồm: trĩ, chảy máu trực tràng, loét… Trong nhiều trường hợp, bác sĩ cũng có thể chỉ định các xét nghiệm khác như:
Cách điều trị ngứa vùng hậu môn sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Đối với tình trạng ngứa hậu môn nguyên phát, cách cải thiện đơn giản là vệ sinh kỹ sau khi đi đại tiện, lau khô hoặc bôi phấn rôm (tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng). Trong trường hợp thứ phát, người bệnh cần áp dụng một số giải pháp điều trị sau: (3)
Tình trạng ngứa hậu môn có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng cách xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh… hàng ngày một cách hợp lý và lành mạnh. Cụ thể như sau:
Trong nhiều trường hợp, ngứa hậu môn không gây nguy hiểm, có thể cải thiện hiệu quả bằng cách vệ sinh đều đặn, thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, sau một thời gian, nếu các triệu chứng không thuyên giảm, thậm chí trở nên trầm trọng hơn, người bệnh nên chủ động liên hệ với bác sĩ để được theo dõi và chẩn đoán kịp thời. Một số dấu hiệu đi kèm đáng lo ngại gồm:
Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện thường xuất phát từ hai nguyên nhân sau:
Lúc này, việc thay đổi thói quen có thể sẽ đem đến cải thiện tích cực. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này vẫn liên tục lặp lại và tiến triển trầm trọng hơn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để phát hiện sớm các vấn đề bệnh lý khác.
Giun kim có thể gây kích ứng, khiến vùng xung quanh hậu môn bị ngứa ngáy. Loại ký sinh trùng này có xu hướng hoạt động nhiều hơn vào ban đêm, do đó đây là thời điểm cảm giác ngứa xuất hiện dữ dội nhất.
Trĩ là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ngứa hậu môn thường gặp. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất. Triệu chứng này còn có thể do thói quen vệ sinh, ăn uống không đúng cách, mắc bệnh tình dục, nhiễm giun kim… Trong trường hợp này, người bệnh có thể liên hệ sớm với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Trong giai đoạn thai kỳ, người phụ nữ rất dễ gặp phải hiện tượng ngứa hậu môn do hormone làm cho tĩnh mạch giãn ra. Trong trường hợp này, người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp, không được tự ý dùng thuốc nhằm tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thai nhi.
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa - Ngoại khoa - Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến hiện tượng ngứa hậu môn thường gặp. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động phòng ngừa, theo dõi và điều trị hiệu quả.
Link nội dung: https://liveproject.edu.vn/thuoc-bi-tri-a75572.html