Ngành Quản lý xây dựng đang là ngành học được đánh giá cao và thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Đây cũng là ngành có nhu cầu nhân lực lớn, đem đến nhiều cơ hội rộng mở cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Để giúp bạn tìm hiểu về ngành học này, bài viết xin chia sẻ những thông tin cần biết về ngành Quản lý xây dựng.
1. Tìm hiểu ngành Quản lý xây dựng
Quản lý xây dựng (tiếng Anh là Construction Management) là một dịch vụ chuyên nghiệp sử dụng các kĩ thuật chuyên môn, quản lý dự án để giám sát việc lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng một dự án, từ đầu công trình đến khi hoàn tất. Mục đích của Quản lý xây dựng là để kiểm soát thời gian của một dự án, chi phí và chất lượng. Quản lý xây dựng tương thích với tất cả các hệ thống phân phối dự án, bao gồm thiết kế - nhà thầu xây dựng, thiết kế xây dựng, quản lý độ an toàn và rủi ro và đối với các quan hệ đối tác.
Hiểu một cách đơn giản, ngành Quản lý xây dựng là ngành trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hoặc thực hành tư vấn về lập và đánh giá dự án, lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, tổ chức các hoạt động trên từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án như đấu thầu, triển khai thiết kế, thi công, bàn giao nghiệm thu và thanh quyết toán công trình.
Chương trình đào tạo ngành Quản lý xây dựng sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng trên từng phương diện cụ thể: quản lý tài chính, quản lý nguồn lực, quản lý tiến độ, quản lý chi phí và chất lượng dự án; kiến thức về định mức và tổ chức lao động, tổ chức quản lý và giao khoán sản xuất, giám sát và nghiệm thu công trình. Sinh viên cũng sẽ có năng lực phân tích, tổng hợp để quản lý công tác thi công trên công trường xây dựng; xây dựng các kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng.
Những thông tin cần biết về ngành Quản lý xây dựng
2. Chương trình đào tạo ngành Quản lý xây dựng
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Quản lý xây dựng trong bảng dưới đây.
I
GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
I.1
Lý luận chính trị
1
Pháp luật đại cương
2
3
4
Tư tưởng Hồ Chí Minh
5
I.2
Kỹ năng
6
I.3
Khoa học tự nhiên và tin học
7
Tin học đại cương
Tin học văn phòng
7
Toán I (Giải tích một biến)
9
Toán II (Giải tích nhiều biến)
10
Toán III (Đại số tuyến tính)
11
Hóa đại cương I
12
Thí nghiệm hóa đại cương I
13
Vật lý I
14
15
Toán V (Xác suất thống kê)
I.4
Tiếng Anh
16
Tiếng Anh I
17
Tiếng Anh II
18
Tiếng Anh III
I.5
Giáo dục quốc phòng
I.6
Giáo dục thể chất
II
II.1
Kiến thức cơ sở khối ngành
19
Cơ học cơ sở I
20
Đồ họa kỹ thuật I
21
Đồ họa kỹ thuật II
22
Sức bền vật liệu I
23
Cơ học chất lỏng
24
Trắc địa
25
Thực tập trắc địa
26
Cơ học kết cấu I
27
Pháp luật kinh tế
II.2
Kiến thức cơ sở ngành
28
Kinh tế vi mô I
29
Nguyên lý kế toán
30
31
Kiến trúc công trình
32
Địa chất công trình
33
Thực tập địa chất công trình
34
Kinh tế xây dựng I
35
Cơ học đất
36
Kết cấu công trình
37
Vật liệu xây dựng
38
Quy hoạch đô thị
39
Nền móng
40
Đồ án nền móng
41
Cấp thoát nước
42
43
Quản trị doanh nghiệp I
II.3
Kiến thức ngành
44
Pháp luật trong xây dựng
45
Marketing xây dựng
46
Kỹ thuật điện
47
Kinh tế xây dựng II
48
Đồ án kinh tế xây dựng
49
Máy xây dựng
50
Thi công 1
51
Thi công 2 (công trình thủy)
52
53
54
55
Quản lý dự án
56
II.4
Học phần tốt nghiệp
II.5
Kiến thức tự chọn
1
2
Kinh tế đầu tư xây dựng
3
4
Quản lý dự án xây dựng
5
6
7
Kế toán xây dựng 1
Theo Đại học Thủy lợi
3. Các khối thi vào ngành Quản lý xây dựng
- Mã ngành: 7580302
- Ngành Quản lý xây dựng xét tuyển các tổ hợp môn sau:
A00: Toán - Lý - Hóa học
A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh
D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
D07: Toán - Hóa - Tiếng Anh
A02: Toán - Vật lý - Sinh học
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
4. Điểm chuẩn ngành Quản lý xây dựng
Điểm chuẩn của ngành Quản lý xây dựng năm 2018 dao động ở mức 14 - 16 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.
Điểm chuẩn ngành Quản lý xây dựng bao nhiêu?
5. Các trường đào tạo ngành Quản lý xây dựng
Để theo học ngành Quản lý xây dựng, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:
- Khu vực miền Bắc:
Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đại học Giao thông Vận tải
Đại học Thủy Lợi
Đại học Xây dựng
Đại học Kinh Bắc
- Khu vực miền Trung:
Đại học Xây dựng miền Trung
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
- Khu vực miền Nam:
Đại học Công nghệ TP. HCM
Đại học Mở TP. HCM
Đại học Kiến trúc TP. HCM
Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
Phân hiệu Đại học Giao thông vận tải tại TP.HCM
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Đại học Xây dựng Miền Tây
6. Cơ hội việc làm ngành Quản lý xây dựng
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Quản lý xây dựng, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng các vị trí công việc dưới đây:
Làm các công việc quản lý: quản lý dự án, quản lý kỹ thuật - công nghệ, quản lý tài chính, quản lý chất lượng… trong các lĩnh vực xây dựng cơ bản tại các cơ sở, ban, ngành , Ngân hàng, Kho bạc, các Công ty - đơn vị (Chủ đầu tư) đang thực hiện việc đầu tư và quản lý các công trình xây dựng.
Chuyên viên tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng trong các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng;
Kỹ sư lập và thẩm định dự án đầu tư, quản lý các dự án đầu tư xây dựng;
Giám sát và nghiệm thu công trình về mặt tài chính, định mức và tổ chức lao động;
Giám đốc dự án, giám đốc các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng;
Làm nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng;
Làm quản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý công trường ở các doanh nghiệp xây dựng, các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản;
Làm tư vấn lập và phân tích dự án đầu tư, lập và thẩm tra dự toán, cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu ở các công ty tư vấn đầu tư xây dựng.
Học ngành Quản lý xây dựng ra trường làm gì?
7. Mức lương của ngành Quản lý xây dựng
Ngành Quản lý xây dựng có mức lương khá cạnh tranh, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, địa điểm làm việc cũng như năng lực chuyên môn. Mức lương phổ biến của ngành dao động trong khoảng 9 - 12 triệu/ tháng.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Quản lý xây dựng
Để có thể theo học ngành Quản lý xây dựng, người học cần có một số tố chất dưới đây:
Năng động, yêu thích ngành xây dựng
Trung thực, quyết đoán và có trách nhiệm cao
Có năng khiếu tổ chức và sắp xếp công việc
Tư duy chi tiết và hệ thống
Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm
Trên đây là tổng quan về ngành Quản lý xây dựng, hy vọng bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.