Dao inox là dụng cụ không thể thiếu trong căn bếp, tuy nhiên sử dụng lâu dao cũng sẽ cùn dần. Cho nên bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách mài dao từ Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn ngay dưới đây để giúp cho quá trình sơ chế thực phẩm nhanh chóng hơn.

Hướng dẫn cách mài dao inox

Dao là đồ dùng nhà bếp quan trọng có chức năng cắt thái thực phẩm. Việc sử dụng dao thường xuyên sẽ không tránh khỏi hiện tượng dao bị cùn. Chính vì thế mài dao sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho việc làm bếp có thể kể đến như:

● Dao bén hơn sau khi mài giúp cho quá trình thái, cắt thực phẩm diễn ra nhanh chóng.

● Dễ dàng tạo ra những lát cắt dứt khoát giúp món ăn trông đẹp mắt và hấp dẫn hơn.

● Dao sắc sẽ tạo tâm lý thoải mái cho người dùng mỗi khi vào bếp chế biến món ăn.

● Tiết kiệm tối đa thời gian cho công đoạn cắt, thái, sơ chế thực phẩm khi chế biến món ăn.

Dao sắc giúp sơ chế thực phẩm nhanh hơn

Đá mài sẽ gồm 2 mặt, một mặt mài thô và mặt mài tinh. Trước khi mài hãy ngâm đá trong nước khoảng 5 phút hoặc làm ướt mặt mài để tạo độ ẩm.

Làm ướt mặt đá mài

Đặt dao lên mặt đá mài thô với góc chếch 10 – 20 độ so với đá mài. Một tay cầm cán dao và một tay giữ trên mặt dao để tạo áp lực khi mài.

Tham Khảo Thêm:  Hạt đác là gì? Công dụng, cách chế biến và những lưu ý

Đặt dao lên đá mài theo góc 10 đến 20 độ

Thao tác di chuyển mài theo hướng từ cuối lưỡi dao đến mũi dao. Số lần mài khoảng 7 – 10 lần ở cả hai mặt tùy vào tình trạng lưỡi dao.

Mài theo hướng từ cuối lưỡi dao đến mũi dao

Sau khi đã mài thô xong thì chuyển sang mài mịn. Hãy làm ướt mặt đá mài mịn và mài nhẹ nhàng với thao tác tương tự mài thô vừa thực hiện.

Mài mịn lưỡi dao

Lấy một tờ giấy và dùng dao rọc một đường thẳng để kiểm tra độ sắc của dao sau khi mài xong.

Kiểm tra độ sắc của lưỡi dao

Đặt cây mài xuống bề mặt phẳng sau đó đưa lưỡi dao lên cây mài tạo một góc 15 – 20 độ.

Đưa lưỡi dao lên cây mài

Lướt dao mài dọc thanh mài với hướng mài là từ cán dao đến lưỡi dao theo chuyển động cong nhẹ.

Mài dọc theo thanh mài

Mài lặp lại khoảng 10 lần ở cả hai mặt dao để dao nhanh sắc.

Mài lặp lại khoảng 10 lần ở cả hai mặt dao

Lau lại cây mài để sử dụng cho những lần sau.

Lau cây mài

>>> Bộ dao thớt 7 món có cây mài dao rất tiện lợi

>>> Bộ dao thớt 9 món được trang bị cây mài dao dễ sử dụng

Theo các chuyên gia làm bếp thì chúng ta nên mài dao từ 6-12 tháng/lần. Tuy nhiên việc mài dao còn phụ thuộc vào độ sắc bén hiện tại của dao. Do đó khi cắt nếu cảm thấy lát cắt thực phẩm khó và nặng hơn bình thường thì nên mài lại dao. Hạn chế mài dao hàng ngày vì sẽ làm cho lưỡi dao mòn nhanh hơn.

Tham Khảo Thêm:  [Giải đáp] Bầu ăn hành tây được không? Lưu ý khi ăn hành tây cho mẹ bầu

Kiểm tra nếu dao cùn thì nên mài lại

Mài dao cần sự kiên nhẫn và cẩn thận bởi nếu không rất dễ xảy ra các tai nạn như trầy xước tay hoặc đứt tay. Vì thế khi mài dao bạn cần lưu ý những điều sau để việc mài diễn ra an toàn, suôn sẻ và nhanh gọn:

● Không đặt tay lên lưỡi dao để giữ dao khi mài vì sẽ dễ trượt và làm đứt tay.

● Khuyến khích đeo găng tay để đảm bảo an toàn hơn khi mài những con dao có bề mặt lưỡi nhỏ và nhọn.

● Nên sử dụng đá mài có miếng cao su bảo vệ hoặc nếu không có thì nên đặt một miếng khăn ẩm ở mặt dưới để tránh trơn trượt trong lúc mài.

● Nếu sử dụng cây mài dao thì nên đứng xa trong lúc mài.

● Sau khi mài hãy rửa đá mài lại với nước, lau cây mài thật sạch.

● Chú ý thao tác nhẹ nhàng để tránh làm mẻ lưỡi dao hoặc gây nguy hiểm cho bạn trong lúc mài.

Trên đây là những cách mài dao sắc phổ biến và dễ áp dụng ngay tại nhà. Vì thế bạn có thể tham khảo để có thêm kinh nghiệm trong việc mài dao. Từ đó giúp cho việc sơ chế thực phẩm trở nên nhẹ nhàng và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

Tham khảo thêm một số mẫu dụng cụ mài dao, bộ dao inox đang bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn:

Tham Khảo Thêm:  NƯỚC TƯƠNG VÀ XÌ DẦU CÓ KHÁC NHAU KHÔNG?

By Bui Huyen

Trang cập nhật tin tức về các lĩnh vực trong cuộc sống như ẩm thực, giáo dục, làm đẹp, giáo dục, công nghệ, giải trí, du học mới nhất, chính xác nhất